BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thông tin.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu: VT, CATTT(03).VNCERTCC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Đức Long

 

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ

VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
 (Kèm theo Quyết định số 88/QĐ-BTTTT ngày 21 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

1. Xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ, hành vi, ứng xử cho người sử dụng Internet (người dùng trên môi trường mạng) nhằm thúc đẩy môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

2. Nâng cao nhận thức của xã hội về các rủi ro mà trẻ em phải đối mặt khi hoạt động trên môi trường mạng (hoặc không gian mạng). Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

3. Thúc đẩy việc phản ánh, thông báo các nội dung độc hại và các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng tới các cơ quan chức năng.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc: các hành vi ứng xử và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

2. Đối tượng áp dụng Bộ Quy tắc: Áp dụng cho 05 nhóm đối tượng: (i) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên; (ii) Người dùng trên môi trường mạng; (iii) Tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng; (iv) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng; (v) Trẻ em.

Điều 3. Một số thuật ngữ

1. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (hay còn gọi là “bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”, “bảo vệ trẻ em trên môi trường trực tuyến”) là việc thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm cho trẻ em được an toàn khi sử dụng Internet và các dịch vụ trực tuyến, bao gồm các hoạt động giáo dục nhận thức; phòng ngừa, phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và các nguy cơ khác gây tổn hại cho trẻ em trên môi trường mạng.

2. Rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng là những yếu tố, những hành vi, nội dung tiêu cực, những nguy cơ mà trẻ em có thể gặp phải khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng có khả năng tác động, gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, quyền riêng tư của trẻ em khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

3. Nội dung độc hại cho trẻ em trên mạng là những thông tin có thể trực tiếp hoặc có nguy cơ gây tổn hại tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển lành mạnh của trẻ em, bao gồm (nhưng không giới hạn) các nội dung sau: thông tin giả mạo, sai sự thật; cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy; miêu tả hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; hàng hóa, dịch vụ bị cấm, các trò chơi, thử thách nguy hiểm và các thông tin khác không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, trái quy định của pháp luật.

4. Xâm hại trẻ em trên không gian mạng là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được thực hiện trên không gian mạng dưới các hình thức: đăng tải bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trái quy phạm pháp luật; gửi, cung cấp nội dung độc hại cho trẻ em; bắt nạt; bạo lực; bóc lột tình dục, xâm hại tình dục, lừa đảo, mua bán và các hình thức gây tổn hại khác.

Chương II

NỘI DUNG CỦA BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ

Điều 4. Quy tắc ứng xử chung

Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng:

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; luôn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Ứng xử lành mạnh, tích cực, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và phù hợp với độ tuổi trẻ em trên môi trường mạng.

3. Không sử dụng các hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ mà chưa được sự đồng ý của trẻ, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

4. Không sử dụng các hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ em cho các mục đích có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn, phát triển lành mạnh của trẻ em.

5. Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức cộng đồng, xã hội thực hiện bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

6. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em cần khẩn trương, kịp thời phản ánh, tố giác tới các địa chỉ sau:

a) Tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em (số 111);

b) Cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP) (https://vn-cop.vn/bao-cao-xam-pham; email: [email protected]).

Điều 5. Quy tắc ứng xử cho trẻ em

1. Tìm hiểu về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng.

2. Cẩn thận, tỉnh táo khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng, khi tìm kiếm các thông tin trên Internet.

3. Giao tiếp, ứng xử tích cực, văn minh và có thái độ tôn trọng người khác trên môi trường mạng; chia sẻ với bạn bè an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm.

4. Hỏi ý kiến và được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trước kết nối với người lạ trên môi trường mạng.

5. Chia sẻ với cha, mẹ, người chăm sóc hoặc giáo viên về những mối quan hệ, khó khăn, rắc rối của bản thân gặp phải trên môi trường mạng.

6. Dũng cảm phản ánh, tố giác tới các cơ quan chức năng tại Khoản 6, Điều 4 khi gặp phải hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em.

7. Không truy cập, sử dụng và chia sẻ các thông tin, nội dung độc hại; không tham gia, bắt chước các nội dung tiêu cực, nhảm nhí, vô bổ, thiếu lành mạnh trên môi trường mạng.

8. Cẩn thận và trách nhiệm khi chia sẻ, cung cấp các thông tin, hình ảnh cá nhân, thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình hay của bất kỳ ai trên môi trường mạng.

9. Không truy cập vào các đường dẫn, nội dung có nguồn gốc không rõ ràng, hãy rời đi và báo cáo khi thấy nội dung, hành vi không phù hợp.

10. Không tham gia các hoạt động bè phái, công kích, mạo danh, bắt nạt, hạ nhục bạn bè hoặc các trẻ em khác.

Điều 6. Quy tắc ứng xử cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên

1. Tôn trọng quyền tự do cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng; quan tâm chăm sóc, lắng nghe ý kiến của trẻ em.

2. Thường xuyên trao đổi với trẻ em để nắm bắt nhu cầu, sở thích của trẻ khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.

3. Cập nhật thông tin về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và các kiến thức, kỹ năng, công cụ để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

4. Chú ý, hỗ trợ, đồng hành và hướng dẫn trẻ em thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.

5. Giám sát, quản lý việc sử dụng internet của trẻ em, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ trên môi trường mạng, mối quan hệ của trẻ em trên môi trường mạng.

6. Quan tâm, chú ý tới những thay đổi bất thường của trẻ em để đảm bảo trẻ em luôn được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời trên môi trường mạng.

7. Che chở, động viên và giúp đỡ khi trẻ em gặp khó khăn, rắc rối, bị bắt nạt hoặc bị xâm hại trên môi trường mạng.

8. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Báo cáo và hướng dẫn trẻ báo cáo tới các cơ quan chức năng tại Khoản 6, Điều 4 khi phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em.

9. Lồng ghép các nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong quá trình dạy học, hướng dẫn cho trẻ em.

Điều 7. Quy tắc ứng xử cho người dùng trên môi trường mạng

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ.

2. Không chia sẻ các nội dung độc hại cho trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Không chia sẻ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.

3. Không bình luận, không có các hành vi hoặc cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên các diễn đàn, mạng xã hội.

4. Không lôi kéo, thu hút, dụ dỗ trẻ tham gia các hoạt động trên môi trường mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

5. Phản ánh và báo cáo các nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho VN-COP.

6. Chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, lan tỏa các chương trình về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đến người thân, cộng đồng.

Điều 8. Quy tắc ứng xử cho các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng

1. Bảo vệ trẻ em, ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi xây dựng, sáng tạo các nội dung.

2. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông, bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật.

3. Xây dựng các nội dung truyền thông lành mạnh phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và các tiêu chuẩn cộng đồng.

4. Phân loại và hiển thị cảnh báo các nội dung không phù hợp với trẻ em; triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em..

5. Cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng khi phát hiện nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em.

6. Tích cực phối hợp truyền thông, giáo dục cộng đồng và vận động các bên liên quan thực hiện các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

7. Giám sát và phản biện độc lập về việc thực hiện các cam kết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Điều 9. Quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng

1. Xây dựng, công khai và thường xuyên truyền thông về chính sách, tiêu chuẩn cộng đồng, tiêu chuẩn đạo đức theo các quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

2. Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm soát, kiểm tra độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Triển khai biện pháp bảo vệ trẻ em và giới hạn giờ chơi trò chơi điện tử trên mạng đối với trẻ em, người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.

4. Chủ động thực hiện và thiết lập, cải tiến các công cụ kỹ thuật rà soát, chặn lọc, loại bỏ các nội dung độc hại đối với trẻ em, các hành vi xâm hại trẻ em.

5. Cung cấp và liên tục cải tiến các bộ lọc nội dung, cảnh báo, hạn chế tiếp cận thông tin không phù hợp theo từng độ tuổi.

6. Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi phát hiện nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em và phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ.

7. Xây dựng quy trình và tuyên truyền, hướng dẫn cách thức phản ánh khi thấy nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

8. Tích cực xây dựng nội dung, ứng dụng thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo lành mạnh, kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ em.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Triển khai và thực hiện

1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình nhằm bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng.

2. Trẻ em, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người dùng và tổ chức, doanh nghiệp có liên quan được khuyến khích thực hiện đầy đủ các nội dung Bộ Quy tắc và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trên môi trường mạng.

Điều 11. Điều khoản thi hành

Bộ Quy tắc này được phổ biến đến tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng môi trường mạng. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No: 88/QD-BTTTT

Hanoi, January 21, 2025

 

DECISION

ON ISSUANCE OF A CODE OF CONDUCT ON CHILD ONLINE PROTECTION

THE MINISTER OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS

Law on Children dated April 05, 2016;

Law on Cyberinformation Security dated November 19, 2015;

Pursuant to Decree No. 48/2022/ND-CP dated July 26, 2022 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

Pursuant to Decision No. 830/QD-TTg dated June 1, 2021, of the Prime Minister approving the Program "Providing protection and support to children for safe and healthy online interactions for the period 2021 - 2025";

At the request of the Director General of Authority of Information Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1. The Code of Conduct on child online protection is issued together with this Decision.

Article 2. The decision comes into force on the date which it is signed.

Article 3. The Chief of Office, Director General of the Authority of Information Security, Heads of affiliated units of the Ministry of Information and Communications and Heads of relevant agencies and units are responsible for implementing this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Pham Duc Long

 

CODE OF CONDUCT

ON CHILD ONLINE PROTECTION
(Attached to Decision No. 88/QD-BTTTT dated January 21, 2025 of the Minister of Information and Communications)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Purposes

1. Develop standards of language, behavior, and conduct for Internet users (online user) to promote a safe, healthy, and civilized online environment, contributing to providing protection and support to children for safe and healthy online interactions.

2. Raise social awareness of the risks that children face when operating in the online environment (or cyberspace). Emphasize the role and responsibility of parents, caregivers, teachers, and the whole society in joining hands in child online protection.

3. Promote the reporting of harmful content and acts of child abuse in the online environment to the authorities.

Article 2. Scope and regulated entities

1. Scope: behaviors and responsibilities of individuals and organizations when operating online.

2. Regulated entities: Applicable to 05 groups of subjects: (i) Parents, caregivers of children and teachers; (ii) Online users; (iii) Media organizations and content creators on the online environment; (iv) Internet service providers and platform providers; (v) Children.

Article 3. Term interpretation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Online risks for children are negative factors, behaviors, content, and risks that children may encounter when operating online that can impact and cause physical, emotional, psychological, honor, dignity, and privacy harm to children.

3. Harmful content online to children means information that can directly or potentially cause harm to the physical, emotional, psychological, honor, dignity and healthy development of children, including (but not limited to) the following content: fake or untrue information; incitement to superstitions, cults, deviances, obscenities, perversions; descriptions of violent acts such as slashing, killing, accidents, horror, and gore; prohibited goods, services, dangerous games, challenges, and other inappropriate information that goes against the traditions, customs of the nation, and the law.

4. Child abuse in cyberspace is an act that causes physical, emotional, psychological, honor, and dignity harm to children carried out in cyberspace in the following forms: Posting children's private lives and personal secrets online is against the law; sending or providing harmful content to children; bullying; violence; sexual exploitation; sexual abuse; fraud; trafficking; and other forms.

Chapter II

CONTENTS OF THE CODE OF CONDUCT

Article 4. General code of conduct

General code of conduct refers to principles applied to all groups:

1. Comply with Vietnamese laws on child online protection, respect the lawful rights and benefits of children; and fight for the best interests of the children.

2. Behave in a healthy, positive manner conforming to Vietnamese culture and customs and appropriate to the age of children in the online environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Do not use images and personal information of children for purposes that may affect the safety and healthy development of children.

5. Actively cooperate with agencies, community and social organizations in child online protection.

6. When suspecting or discovering acts of child abuse, risks to children in the online environment, or harmful content for children, it is necessary to promptly report and denounce to the following addresses:

a) National hotline for child protection (number 111);

b) The nearest police authority;

c) Vietnam's Network for Child Online Protection (VN-COP) (https://vn-cop.vn/bao-cao-xam-pham; email: [email protected]).

Article 5. Code of conduct for children

1. Learn about online risks for children and take measures to ensure safety when participating in online activities via computers, phones, and tablets.

2. Be careful and stay alert when participating in online activities and when searching for information on the Internet.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Ask for and get consent from parents and caregivers before connecting with strangers online.

5. Share with parents, caregivers, or teachers about relationships, difficulties, and problems they encounter online.

6. Have the courage to report and denounce to the authorities in Clause 6 of Article 4 when encountering or discovering online child abuse, online risks for children, and harmful content to children.

7. Do not access, use, or share harmful information and content; do not participate in or imitate negative, nonsense, useless, or unhealthy content online.

8. Be careful and responsible when sharing or providing personal information, images, or private information about yourself or anyone else online.

9. Do not access links or content of unclear origin; leave and report when you see inappropriate content or behavior.

10. Do not participate in acts of factions, attacks, impersonations, bullying, or humiliation of friends or other children.

Article 6. Code of conduct for parents, caregivers and teachers

1. Respect children's personal freedom in the online environment; care for and listen to children's opinions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Update information on online risks to children and knowledge, skills and tools for child online protection.

4. Pay attention, support, accompany and guide children to implement measures to prevent risks and ensure safety when participating in online activities.

5. Monitor and manage children's use of the internet, manage the content that children access, post and share online, and children's online relationships.

6. Pay attention to unusual changes in children to ensure that children are always protected and supported promptly on the online environment.

7. Protect, encourage and help children when they encounter difficulties, problems, are bullied or abused online.

8. Actively participate in activities to protect children online at home, school, community and society. Report and guide children to report to the authorities in Clause 6 of Article 4 when detecting child abuse online, online risks to children, and harmful content for children.

9. Integrate content about child online protection into the teaching and guidance process for children.

Article 7. Code of conduct for online users

1. Comply with the laws on child online protection; comply with the terms of use of the service provider.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Do not comment, do not have behaviors, or encourage behaviors that have a negative effect on the psychology and emotions of children on forums and social networks.

4. Do not encourage children to participate in activities online without the consent of parents, caregivers.

5. Reflect and report harmful content and acts of child abuse online to VN-COP.

6. Share measures to protect children online and spread programs on child online protection to relatives and the community.

Article 8. Code of conduct for media organizations and content creators on the online environment

1. Protect children, prioritize children's interests when developing and creating content online.

2. Check and verify information before communicating, ensure the privacy and personal confidentiality of children in accordance with law.

3. Develop healthy communication content that is in accordance with Vietnamese ethics, customs and community standards.

4. Classify and display warnings of content that is not suitable for children; implement solutions to protect children in the online environment in accordance with laws on child protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Actively cooperate in communication, education of the community and mobilize relevant parties to implement principles of child online protection.

7. Independently monitor and review the implementation of commitments to protect children in the online environment by organizations, enterprises and individuals.

Article 9. Code of conduct for Internet service providers and platform providers

1. Develop, publicize and regularly disseminate policies, community standards, and ethical standards in accordance with Vietnamese law and customs to protect children in the online environment.

2. Ensure the privacy and personal confidentiality of children in accordance with the law.

3. Control and check the age and use frequency of children when using products and services. Implement measures to protect children and limit the time children and people under 18 years of age spend playing online games in accordance with the laws on child protection.

4. Proactively implement, establish and improve technical tools to review, filter, and remove harmful content for children and acts of child abuse.

5. Provide and continuously improve content filters, warnings, and restrictions on access to inappropriate information for each age group.

6. Provide information to authorities when detecting harmful content and child abuse and cooperate in preventing and removing them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Actively develop content, applications to promote healthy development, creativity, problem-solving skills for children.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 10. Implementation

1. Agencies, organizations, enterprises and individuals, based on applicable legislative documents and this Code of Conduct, shall disseminate, and implement the contents of the Code of Conduct in accordance with the functions, tasks, powers and characteristics of their agencies and organizations in order to provide protection and support to children for safe and healthy online interactions.

2. Children, parents, teachers, caregivers, users and relevant organizations and enterprises are encouraged to fully implement the contents of the Code of Conduct and to widely disseminate and popularize them to other organizations and individuals operating online.

Article 11. Implementation clauses

This Code of Conduct is disseminated to all organizations and individuals participating in the use of the online environment. During the implementation process, any problems arise should be reported to the Ministry of Information and Communications for review and study for appropriate amendments./.

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 88/QD-BTTTT dated January 21, 2025 on issuance of a code of conduct on child online protection
Official number: 88/QD-BTTTT Legislation Type: Decision
Organization: The Ministry Of Information And Transmitation Signer: Pham Duc Long
Issued Date: 21/01/2025 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 88/QD-BTTTT dated January 21, 2025 on issuance of a code of conduct on child online protection

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status