ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
112/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 172/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG CHỨNG
Thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP
ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng (Nghị
quyết số 172/NQ-CP), để triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 172/NQ-CP
trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triển
khai Nghị quyết số 172/NQ-CP với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Bảo đảm triển khai thống nhất, đồng bộ
và nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức
thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP , góp phần phát triển nghề công chứng trên địa
bàn thành phố ổn định, bền vững; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch
vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch;
phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức;
đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải
cách tư pháp, cũng như đưa hoạt động công chứng của Thủ đô hội nhập với khu vực
và thế giới.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc,
thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên
quan trong việc triển khai Nghị quyết số 172/NQ-CP .
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiến hành các hoạt động triển khai
thi hành Nghị quyết số 172/NĐ-CP trên địa bàn Thành phố và bảo đảm điều kiện
cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NĐ-CP.
- Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo
gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy vai
trò chủ động, tích cực của các cơ quan để bảo đảm tiến độ và hiệu quả triển
khai thực hiện Nghị quyết số 172/NĐ-CP.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 172/NQ-CP
Phổ biến, quán triệt và biên soạn, đăng
tải các bài viết chuyên đề giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết số
172/NQ-CP đến các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân và
doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng trên địa bàn thành
phố.
1.1. Cấp thành phố
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng Phối hợp
phổ biến giáo dục pháp luật thành phố.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Báo Hà Nội
mới, Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; cổng thông tin điện
tử của thành phố và các sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: năm 2021 và
các năm tiếp theo.
1.2. Cấp huyện
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân
các quận, huyện, thị xã.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Phòng Tư
pháp, UBND cấp xã.
- Thời gian thực hiện: năm 2021 và
các năm tiếp theo.
2. Xây dựng cơ sở
dữ liệu công chứng theo quy định của Luật Công chứng
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp:
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng, Công an thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Cục thuế thành phố, Cục thi
hành án dân sự thành phố, UBND cấp huyện; Hội công chứng viên thành phố.
- Thời gian thực hiện: các năm 2021 -
2022.
3. Xây dựng đề án
thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất và thuế
- Cơ quan chỉ trì: Ủy ban nhân dân
Thành phố.
- Cơ quan, đơn vị tham mưu thực hiện:
Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Văn phòng
UBND Thành phố, Cục thuế thành phố, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
thành phố, Bưu điện thành phố, Hội công chứng viên thành phố và các cơ quan, tổ
chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: năm 2021.
4. Tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn hành nghề cho công chứng viên
- Cơ quan chủ trì: Hội công chứng
viên thành phố.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Cục Bổ trợ
tư pháp - Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
5. Thanh tra, kiểm
tra hoạt động hành nghề công chứng
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: các sở, ngành
có liên quan, UBND cấp huyện nơi tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở và Hội
công chứng viên thành phố.
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
6. Xây dựng kế hoạch
tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động bổ trợ tư pháp và hoạt động
hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: các sở,
ngành có liên quan, UBND cấp huyện và Hội công chứng viên thành phố.
- Nội dung: thực hiện nhiệm vụ được
giao tại văn bản số 702/UBND-NC ngày 22/02/2019 của UBND Thành phố về việc chấn
chỉnh, xử lý vi phạm hoạt động hành nghề lĩnh vực bổ trợ tư pháp và quyết định
số 518/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế phối
hợp quản lý hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn
thành phố.
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phân công
trách nhiệm
1.1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành và tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch và các nội dung được
giao tại công văn số 702/UBND-NC ngày 22/02/2019 của UBND Thành phố về việc chấn
chỉnh, xử lý vi phạm hoạt động hành nghề lĩnh vực bổ trợ tư pháp, Quyết định số
518/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp quản
lý hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố.
- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn
vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm mục đích, yêu cầu
và tiến độ đề ra. Thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số
172/NQ-CP và Kế hoạch này, kịp thời có biện pháp hoặc tổng hợp các đề xuất, kiến
nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
phát sinh trong quá trình thực hiện; tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy
ban nhân dân Thành phố.
1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
- Tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ
sở dữ liệu công chứng; quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên
địa bàn thành phố.
1.3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì hướng dẫn Sở Tư pháp và các
cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng; quy chế khai thác,
sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về
công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng.
1.4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn thành
phố bảo đảm phù hợp với quy định, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố về nội
dung cải cách thủ tục hành chính.
1.5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn thành
phố bảo đảm phù hợp với quy định, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố đối với nội
dung thu phí, lệ phí.
Trên cơ sở kế hoạch này, căn cứ khả
năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên
quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực
hiện theo quy định.
1.6. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn thành
phố. Nghiên cứu đề xuất phương án thích hợp để trao đổi giữa cơ sở dữ liệu về
nhà ở và thị trường bất động sản và cơ sở dữ liệu về công chứng.
1.7. Văn phòng UBND Thành phố
Đôn đốc Sở Tư pháp phối hợp các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn thành
phố bảo đảm phù hợp với quy định, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố về kiểm
soát thủ tục hành chính.
1.8. Cục Thuế thành phố
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà
soát việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch đã công chứng liên quan đến nghĩa vụ
nộp thuế của các bên liên quan, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về
thuế.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
- Thực hiện nội dung được giao tại
Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy chế
phối hợp quản lý hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn
thành phố.
1.9. Công an thành phố
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu công chứng; quy chế khai
thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu
phương thức trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu về dân cư và cơ sở dữ liệu
công chứng.
- Phối hợp triển khai có hiệu quả các
chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống việc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả,
giả mạo người yêu cầu công chứng.
1.10. Viện nghiên cứu phát triển kinh
tế - xã hội thành phố
Tổ chức khảo sát, đánh giá tác động của
đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất và thuế đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan hoàn thiện đề án thực hiện thí điểm.
1.11. Bưu điện thành phố
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở,
ngành liên quan xây dựng đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng,
đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn thành
phố đối với nội dung luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.
1.12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Tập trung truyền thông, phổ biến
pháp luật về hoạt động công chứng tại địa phương.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
đơn vị trực thuộc; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn. Đồng thời tăng cường thực
hiện các nội dung được giao tại công văn số 702/UBND-NC ngày 22/02/2019 của
UBND Thành phố về việc chấn chỉnh, xử lý vi phạm hoạt động hành nghề lĩnh vực bổ
trợ tư pháp, Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND Thành phố ban
hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
trên địa bàn thành phố.
1.13. Các cơ quan, thông tấn, báo chí
thành phố: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
phối hợp với Sở Tư pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của
pháp luật công chứng trên các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật.
1.14. Hội công chứng viên thành phố:
tăng cường hoạt động giám sát, xử lý nghiêm hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm
đạo đức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng và Điều
lệ hiệp hội công chứng viên Việt Nam; chủ động phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng
nâng cao kiến thức chuyên môn cho công chứng viên theo quy định.
1.15. Đề nghị Tòa án nhân dân thành
phố: phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện
cơ sở dữ liệu công chứng; quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng
trên địa bàn thành phố.
2. Kinh phí thực
hiện
Được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước
theo quy định phân cấp ngân sách hiện hành. Trong quá trình thực hiện kế hoạch,
nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở
Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP,
các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|