BỘ QUỐC PHÒNG
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
201/2016/TT-BQP
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 12
năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH DANH MỤC, TIÊU CHUẨN VÀ MÃ SỐ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA VIÊN
CHỨC QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật viên chức ngày 29
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân và viên chức quốc phòng ngày 08 tháng 12
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu
trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư quy định danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức
danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về danh mục,
tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với viên chức
quốc phòng; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Danh mục,
mã số chức danh nghề nghiệp viên chức quốc phòng làm việc trong các ngành nghề
tương ứng với ngành nghề của viên chức nhà nước
1. Giáo viên mầm non
Mã số chức danh viên chức giáo viên mầm
non được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau
đây viết gọn là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV), gồm:
a) Giáo viên mầm non hạng II có mã số
V.07.02.04;
b) Giáo viên mầm non hạng III có mã số
V.07.02.05;
c) Giáo viên mầm non hạng IV có mã số
V.07.02.06.
2. Kỹ thuật viên bảo quản, sửa chữa
trang, thiết bị y tế.
Danh mục, mã số chức danh viên chức kỹ
thuật viên bảo quản, sửa chữa trang, thiết bị y tế được thực hiện theo quy định
tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV
ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nội
vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BKHCN-BNV), gồm: Kỹ thuật viên hạng IV có mã số:
V.05.02.08.
Điều 4. Danh mục,
mã số chức danh nghề nghiệp viên chức quốc phòng làm việc trong các ngành nghề
đặc thù quân đội
1. Nhân viên bảo đảm vật chất giảng
đường:
a) Nhân viên bảo đảm vật chất giảng
đường hạng III có mã số V.12.01.01;
b) Nhân viên bảo đảm vật chất giảng
đường hạng IV có mã số V.12.01.02.
2. Nhân viên lễ tân kiêm phiên dịch:
a) Nhân viên lễ tân kiêm phiên dịch hạng
III có mã số V.12.02.03;
b) Nhân viên lễ tân kiêm phiên dịch hạng
IV có mã số V.12.02.04.
Điều 5. Tiêu chuẩn
chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức quốc phòng
1. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ
quốc và Nhân dân; chấp hành nghiêm kỷ luật của Quân đội, chỉ thị, mệnh lệnh của
cấp trên; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2. Có tinh thần trách nhiệm cao đối với
công việc được giao, thực hiện đúng quy định của pháp luật và đầy đủ các nghĩa
vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Trung thực, khách quan, đoàn kết,
tận tụy, sáng tạo, chủ động nghiên cứu, đề xuất ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ, sáng kiến, đóng góp trí tuệ, tài năng vào công tác quân sự, quốc
phòng.
Điều 6. Điều kiện
cần có đối với viên chức quốc phòng làm việc trong các ngành nghề đặc thù quân
đội
1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức tốt.
2. Trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 trở
lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam (sau đây viết gọn là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).
3. Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết gọn là
Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT).
4. Tuổi đời, sức khỏe phù hợp với vị trí đảm nhiệm.
5. Tác phong làm việc khoa học, thận
trọng, chính xác.
Chương II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC
QUỐC PHÒNG
Điều 7. Tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức quốc phòng làm việc trong các ngành nghề tương ứng
với ngành nghề của viên chức nhà nước
1. Giáo viên mầm non thực hiện theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
2. Kỹ thuật viên bảo quản, sửa chữa
trang, thiết bị y tế thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông
tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
Điều 8. Tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức quốc phòng làm việc trong các ngành nghề đặc
thù quân đội.
1. Nhân viên bảo đảm vật chất giảng
đường hạng III có mã số V.12.01.01
a) Chức trách, nhiệm vụ: Hướng dẫn, vận
hành, sử dụng và bảo quản tốt trang, thiết bị huấn luyện, đào tạo; chịu trách
nhiệm trước người chỉ huy về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo, phục vụ huấn luyện,
đào tạo tại các học viện, nhà trường quân đội; thực hiện các nhiệm vụ khác khi
được phân công.
b) Yêu cầu phẩm chất chính trị, trình
độ năng lực:
- Nắm được lý luận chủ nghĩa Mác-Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, có kiến thức quân sự đáp ứng nhiệm
vụ, đào tạo;
- Nắm được kiến thức cơ bản về lĩnh vực
huấn luyện, đào tạo có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm vật chất giảng đường; điều
lệ công tác nhà trường và các quy định liên quan đến trang thiết bị huấn luyện;
- Nắm chắc nguyên tắc và quy trình kỹ
thuật trong sử dụng, bảo quản, sửa chữa trang, thiết bị huấn luyện, đào tạo.
c) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng, có
chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm và bảo đảm đủ các quy định
tại Điều 6 Thông tư này.
2. Nhân viên bảo đảm vật chất giảng
đường hạng IV có mã số V.12.01.02
a) Chức trách, nhiệm vụ: Vận hành, sử
dụng và bảo quản tốt trang, thiết bị huấn luyện, đào tạo; chịu trách nhiệm trước
người chỉ huy về thực hiện nhiệm vụ được giao; phục vụ huấn luyện, đào tạo tại
các học viện, nhà trường quân đội và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
b) Yêu cầu phẩm chất chính trị, trình
độ năng lực:
- Nắm được lý luận chủ nghĩa Mác-Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, có kiến thức quân sự đáp ứng nhiệm
vụ;
- Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực huấn
luyện, đào tạo; điều lệ công tác nhà trường và các quy định liên quan đến
trang, thiết bị huấn luyện, đào tạo;
- Nắm được nguyên tắc và quy trình kỹ
thuật trong sử dụng, bảo quản, sửa chữa trang, thiết bị huấn luyện, đào tạo.
c) Tốt nghiệp trình độ trung cấp, có
chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm và bảo đảm đủ các quy định
tại Điều 6 Thông tư này.
3. Nhân viên lễ tân kiêm phiên dịch hạng
III có mã số V.12.02.03
a) Chức trách, nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước người chỉ
huy về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân công: Thu nhận giấy tờ, phiên
dịch, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ, nhân viên trong quân đội và khách đến nghỉ;
- Sắp xếp, bố trí nơi ăn nghỉ cho khách
theo quy định; tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của khách và kịp thời báo cáo cấp
trên những trường hợp vượt quá thẩm quyền; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được
phân công.
b) Yêu cầu phẩm chất chính trị, trình
độ năng lực:
- Nắm chắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, có kiến thức quân sự đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ;
- Nắm chắc kiến thức cơ bản về nhiệm
vụ được phân công đảm nhiệm; quản lý, sử dụng, bảo quản tốt tài sản cơ sở vật
chất, trang, thiết bị của đoàn an dưỡng, nhà khách.
c) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng, có
chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm và bảo đảm đủ các quy định
tại Điều 6 Thông tư này.
4. Nhân viên lễ tân kiêm phiên dịch hạng
IV có mã số V.12.02.04
a) Chức trách, nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước người chỉ
huy về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân công: Thu nhận giấy tờ, phiên
dịch, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ, nhân viên trong Quân đội và khách đến nghỉ;
- Sắp xếp, bố trí nơi ăn nghỉ cho
khách theo quy định; tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của khách và kịp thời báo
cáo cấp trên những trường hợp vượt quá thẩm quyền; thực hiện
các nhiệm vụ khác khi được phân công.
b) Yêu cầu phẩm chất chính trị, trình
độ năng lực:
- Nắm chắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, có kiến thức quân sự đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ;
- Có kiến thức cơ bản về nhiệm vụ được
phân công đảm nhiệm; quản lý, sử dụng, bảo quản tốt tài sản, cơ sở vật chất,
trang, thiết bị của đoàn an dưỡng, nhà khách.
c) Tốt nghiệp trình độ trung cấp, có
chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm và bảo đảm đủ các quy định
tại Điều 6 Thông tư này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 21 tháng 01 năm 2017.
Điều 10. Trách
nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng
Tham mưu chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Các đồng chí Lãnh đạo
Bộ Quốc phòng;
- Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- C17, C56, C85;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
- C20 (Các T2 VP, PC, BTK);
- Lưu: VT, NCTH; Toan 98.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trung tướng Phan Văn Giang
|