Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 342-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 22/05/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 342-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Ngày 4/5/1994, Chính phủ đã ra Quyết định số 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc cho công dân và các tổ chức. Đây là khâu đột phá để cải cách nền hành chính Nhà nước.

Hơn 3 năm qua Nghị quyết 38/CP của Chính phủ đã được các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương tổ chức thực hiện, trên lĩnh vực thủ tục hành chính lạc hậu đã bị loại bỏ, một số thủ tục hành chính mới ban hành đã từng bước đi vào cuộc sống, tháo gỡ được nhiều vướng mắc, hạn chế tệ phiền hà, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển và cải thiện một bước quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân...; đồng thời, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta còn phát hiện nhiều vấn đề về thể chế, bộ máy tổ chức, công cụ và công chức cần được giải quyết đồng bộ trong nền hành chính Nhà nước.

Song so với yêu cầu, thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua tiến hành rất chậm và còn nhiều nhược điểm. Trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, thủ tục hành chính còn rất rườm rà; các văn bản hướng dẫn thi hành một loại việc nào đó thường không đồng bộ, trùng lắp, thậm chí mâu thuẫn nhau hoặc giải quyết được việc này lại phát sinh việc khác phức tạp hơn, nhưng không được kịp thời xử lý nên còn vướng mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu của công dân và các tổ chức.

Trong chỉ đạo, tuy một số ngành, địa phương đã cố gắng tìm tòi và áp dụng các biện pháp cải tiến tích cực, nhưng nhiều ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức, công tác cải cách thủ tục hành chính còn làm chiếu lệ, nặng về hình thức. Trong khi giải quyết công việc của công dân và tổ chức có nhu cầu, cơ quan Nhà nước và công chức ở nhiều ngành, nhiều cấp chưa biểu lộ tinh thần trách nhiệm cao, thái độ phục vụ chưa tốt, còn gây nhiều phiền hà, nhũng nhiễu, hạch sách khiến một bộ phận nhân dân bất bình.

Để phát huy những kết quả bước đầu đã đạt được, khắc phục và giải quyết kịp thời những vướng mắc, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu của công dân và các tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bô, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đích thân chỉ đạo thực hiện ngay một số việc sau đây:

1. Tiến hành kiểm điểm, sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ, bàn biện pháp cụ thể tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, trong tất cả các ngành, các cấp:

- Bám sát những nội dung Nghị quyết 38/CP đã nêu, đánh giá đúng những việc làm được với những kết quả cụ thể và những việc chưa làm được, còn hạn chế hoặc mới phát sinh. Đặc biệt, cần đi sâu lắng nghe ý kiến của những người chấp hành thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; đầu tư; xuất nhập cảnh, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu; thủ tục tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân... Xem xét kỹ nguyên nhân của những việc làm được và chưa làm được.

- Trên cơ sở đó, trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình, từng ngành, từng địa phương rà soát kỹ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, loại bỏ những thủ tục trùng lắp, chồng chéo, rườm rà; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những thủ tục cần thiết mới nhưng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, định rõ thời hạn giải quyết xong một loại công việc; góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và bầu bạn quốc tế trong việc khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước ta ở tất cả các ngành, các cấp.

- Kiến nghị với Chính phủ giải quyết những vấn đề về thủ tục hành chính vượt quá thẩm quyền giải quyết của Bộ, Ngành và chính quyền địa phương.

2. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và công chức được giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết các công việc của công dân và tổ chức:

- Các cơ quan hành chính, tuỳ theo chức năng cụ thể của mình, cần chấn chỉnh tổ chức, tăng cường cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực giúp thủ trưởng cơ quan thực hiện các thủ tục hành chính. Bố trí nơi tiếp dân và giải quyết chu đáo công việc; niêm yết công khai các hồ sơ cần thiết, thời hạn để giải quyết mỗi loại công việc; bố trí người có trách nhiệm hướng dẫn tỷ mỷ, rõ ràng, nhất quán việc hoàn thiện và giao nhận các hồ sơ, thủ tục hành chính mỗi khi dân hoặc các tổ chức có nhu cầu.

- Các Bộ, Ngành ở Trung ương, qua sơ kết, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết 38/CP, theo thẩm quyền của mình, cần khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính nói chung và thủ tục hành chính nói riêng theo tinh thần cải cách cho số cán bộ, công chức trực tiếp thực thi các thủ tục hành chính thuộc phạm vi mình phụ trách.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bảo đảm cho đội ngũ công chức nắm vững hệ thống văn bản pháp luật và các quy định của Nhà nước đang có hiệu lực thi hành. Kiên quyết không bố trí những người chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc kém phẩm chất đạo đức vào làm công tác hành chính để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng công việc của dân và tổ chức bị gây trở ngại, vòng vo, phiền hà, tốn kém.

- Thủ trưởng cơ quan hành chính ở các ngành, các cấp phải thường xuyên giám sát kiểm tra, theo dõi hoạt động và đánh giá kết quả công tác của số cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của dân và tổ chức. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, công chức thực thi tốt nhiệm vụ được giao, được dân tin tưởng và mến phục thực sự; uốn nắn và xử lý nghiêm minh những người gây phiền hà, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm trong khi giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Khi phát hiện những trường hợp vòi vĩnh, nhũng lạm, cần phải kiên quyết đưa ra xử lý nghiêm minh theo pháp luật và công bố công khai cho dân biết.

3. Đối với một số Bộ, Ngành sau đây, cần đi sâu sơ kết và kiểm điểm việc thực hiện một số lĩnh vực đã nêu trong Nghị quyết 38/CP theo tinh thần ở điểm I của Chỉ thị này và có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/1997:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phân bổ vốn ODA, các dự án hợp tác quốc tế,...

- Bộ Tài chính: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xử lý thuế, kể cả trường hợp có khiếu nại; phân bổ và cấp phát vốn ngân sách, cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước; quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu di chuyển vốn hoặc tài sản; khoán và thu thuế các hộ kinh doanh nhỏ,...

- Bộ Xây dựng: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; đấu thầu và giao thầu công trình,...

- Bộ Thương mại: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực ban hành chính sách mặt hàng, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá, kiểm tra quản lý hàng hoá lưu thông trên thị trường, cho tổ chức kinh tế Việt Nam lập Văn phòng đại diện hoặc mở Chi nhánh ở nước ngoài, cho các tổ chức kinh tế nước ngoài mở Văn phòng đại diện ở nước ta,...

- Bộ Nội vụ: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký hộ khẩu, xử phạt vi cảnh, tạm giam,...

- Bộ Giao thông vận tải: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đặt biển báo hiệu trên đường giao thông, đăng kiểm các phương tiện vận tải, phạt vi phạm quy tắc trật tự giao thông,...

- Bộ Tư pháp: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực công chứng Nhà nước,...

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực ban hành tiêu chuẩn đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông, kể cả trước khi xuất khẩu, phân bổ và cấp phát vốn nghiên cứu khoa học,...

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực bảo vệ đê, kè cống, kiểm dịch động thực vật trước khi xuất nhập khẩu,...

- Bộ Văn hoá - Thông tin: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực cấp giấy phép quảng cáo, kinh doanh văn hoá phẩm, mở các nhà hàng có phòng karaoke, vũ trường,...

- Bộ Thuỷ sản: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xác nhận trước khi xuất nhập khẩu phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, xác nhận chất lượng thuỷ sản trước khi xuất nhập khẩu,...

- Bộ Y tế: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xác nhận trước khi xuất nhập khẩu dược phẩm, cấp giấy phép cho dược phẩm và một số mỹ phẩm được đưa vào lưu thông,...

- Tổng cục Hải quan: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu từ sau Nghị định 89/CP; kiểm hoá, tái kiểm, chống buôn lậu tại cửa khẩu; kiểm tra nhân viên hải quan đi áp tải hàng về các kho riêng; thu thuế, thu lệ phí, kể cả lệ phí bấm hoặc phá cặp chì container; thoái thuế và truy thu thuế, nhất là đối với những khoản thoái thuế và truy thu thuế sau vài ba năm,...

- Tổng Thanh tra Nhà nước: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân, xử phạt vi phạm hành chính,...

- Tổng cục Địa chính: thủ tục hành chính trong các lĩnh vực cấp quyền sử dụng đất,...

Thủ tục hành chính, nói một cách khái quát, là cơ chế điều hành của cơ quan Nhà nước để thực thi chức năng quản lý xã hội. Cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ rất quan trọng, được coi là khâu đột phá trong toàn bộ tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước hiện nay. Việc thực hiện quá trình cải cách này là cuộc đấu tranh rất phức tạp, liên quan mật thiết đến việc đổi mới hệ thống pháp luật, bộ máy tổ chức cơ quan Nhà nước, đội ngũ công chức và hoạt động thực tiễn hàng ngày của mọi công dân và tổ chức, cần được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đề ra chương trình hành động với những biện pháp thiết thực và khẩn trương tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, định kỳ hàng tháng báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện ở những lĩnh vực mà Bộ, ngành hoặc địa phương mình phụ trách.

Các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền Nghị quyết 38/CP và Chỉ thị này, cùng với nhân dân và các tổ chức phát hiện những nơi làm tốt để kịp thời biểu dương, rút kinh nghiệm nhân rộng ra và những nơi chưa làm tốt để phê phán, tìm cách khắc phục.

Văn phòng Chính phủ phối hợp với Tổ chuyên gia cải cách hành chính của Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No. 342-TTg

Hanoi, May 22, 1997

 

DIRECTIVE

ON PROMOTION OF REFORMS OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES

On May 4, 1994 the Government issued Resolution No.38-CP to take another step in reforming the administrative procedures in handling affairs of citizens and organizations. This is the breakthrough in the administrative reforms of the State.

Over the past three years and more, Resolution No.38-CP of the Government has been implemented by all ministries, commissions, branches and localities. In many areas, outdated administrative procedures have been abolished, a number of new administrative procedures have been initiated and have become step by step part of the daily life. These have unraveled many intricacies, limited harassment, helping to create a favorable legal environment, promote production, business, develop investment, further improve the relations between State agencies and the people...At the same time, through the administrative procedures, reforms, we have detected many problems regarding the institution, the organizational mechanism, public affairs and public employees that need to be made into a coherent whole in the State administrative system.

However, compared with demand, the reforms of administrative procedures conducted in the recent past remain very slow and still reveal many weaknesses. Administrative procedures remain very complicated in the various domains of economic and social life. The documents guiding the implementation of some kinds of affair usually are not uniform but instead are repetitive and even contradictory. They may solve one problem but gives rise to another more complicated problem. All these inadequacies have not been handled in time, therefore have left many things unsettled, thus falling short of the expectations of citizens and organizations.

In the leadership work, although some branches and localities have tried to find out and apply positive measures of improvement, but on the whole many branches and localities have not paid adequate attention, so that the reforms of administrative procedures remain perfunctory and formalistic In settling affairs of citizens and organizations, the State agencies and public servants in many branches and levels have not displayed a high sense of responsibility or a good attitude of service, instead have created many complicacies and harassments which caused resentment among a sector of the population.

In order to develop the initial results already achieved, overcome and settle in time the intricacies and further promote the reforms of administrative procedures and meet the demand of the citizens and organizations, the Prime Minister requests the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People Committees in the provinces and cities directly under the Central Government to take personal responsibility in the immediate guidance of the following work:

1. To review and sum up the execution of Resolution No.38-CP of May 4,1994 of the Government, discuss concrete measures to continue promoting the reforms of the administrative procedures in all spheres, among all branches and at all levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- On this basis and within the ambit of their responsibilities and competence, each branch and each locality should closely revise the administrative procedures in all spheres, eliminate repetitions and overlappings or complicated steps; amend or supplement or issue new and necessary procedures which must be simple, easy to understand and to carry out, clearly set the deadline for solving a given kind of work, and by so doing to strengthen the confidence of the people and friends abroad in our ability to overcome weaknesses, raise the managerial efficacity of our State in all branches and levels.

- To make suggestions to the Government to settle questions of administrative procedures that are beyond the competence of the ministries, branches or local authorities.

2. To clearly determine the responsibility of the State agencies and public servants who are assigned the task of directly settling affairs of citizens and organizations:

- Administrative agencies shall, depending on their specific functions, strengthen their organization, increase the number of virtuous and capable cadres to help the agency heads to carry out the administrative procedures. They should have a place to receive the people and considerately settle their affairs; publicly post up the necessary documents and time-limits to settle each kind of affair; assign responsible people to provide detailed, clear and uniform guidance in the completion and reception of the dossiers, and fulfil the administrative dossiers whenever the people or organization need them.

- The ministries and branches at the central level, shall through the review and sum up of the realization of Resolution No.38-CP and depending on their competence, urgently work out their program of training and fostering the knowledge of administrative management in general and administrative procedures in particular in the spirit of the reforms with regard to the cadres and public servants directly in charge of carrying out the administrative procedures under their competence.

- To organize professional courses to ensure that the public servants understand well the system of legal documents and regulations in force of the State. Absolutely not to assign people who have not received professional training or who lack in moral qualities to administrative posts in order to limit and eventually to put an end to the obstructions, roundabounds, harassments and costly expenditures for the population and organizations.

- The heads of administrative agencies in all branches and at all levels shall have to regulately control and follow the activities and evaluate the results of the work of the officials and public servants who directly handle affairs of citizens and organizations. They must commend and reward those who carry out well the assigned tasks, who are really trusted and loved by the population. They must correct and sternly discipline those who cause harassment and ask for bribes or who are irresponsible in handling affairs of citizens and organizations.

When instances of bribe asking and corruption are detected, they must be resolutely handled according to law and brought to public knowledge.

3. With regard to the following ministries and branches, they must make a deep analysis and review of the execution of administrative procedures in a number of areas already mentioned in Resolution No.38-CP in the spirit of Point 1 of this Directive and report in writing to the Prime Minister before June 30, 1997

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Finance shall have to review the administrative procedures in the domain of tax handling, including cases of complaints; distribution and allocation of budget capital, preferential lending of State capital, management of capital and properties at State-owned enterprises when the enterprises need to transfer capital or properties; allocation of tax quotas and collection of taxes from small business households...

- The Ministry of Construction shall have to revise the administrative procedures in the domain of granting of construction permits and certificates of house ownership; tendering and offering bids in construction...

- The Ministry of Trade shall have to revise the administrative procedures in the promulgation of policies on business lines, issuing of export and import permits, controlling the management of goods circulating on the market, granting of permits for Vietnamese economic organizations to set up representative offices or branches abroad, allowing foreign economic organizations to open their representative offices in Vietnam...

- The Ministry of the Interior shall revise the administrative procedures in the domain of entries and exits, household registration, sanctions against violations of civil law, temporary custody...

- The Ministry of Communications and Transport shall revise the administrative procedures in the erection of traffic signs, the registration and check of transport means, the sanctioning against violations of traffic rule...

- The Ministry of Justice shall revise the administrative procedures in the domain of State notarization...

- The Ministry of Science, Technology and Environment shall revise the administrative produces in the promulgation of measurement standards, control of the quality of goods before putting them into circulation and before their export, the allocation and granting of funds for scientific research...

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall revise the administrative procedures in the protection of dykes, culverts, in the epidemiological control of animals and plants before their import and export...

- The Ministry of Culture and Information shall revise the administrative procedures in the issuance of permits for advertisements, trading in cultural products, the opening of karaoke bars and dancing halls...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Health shall revise the administrative procedures in the certification before import or export the pharmaceuticals and the issue of permits for pharmaceuticals and the permits for the circulation for a number of cosmetics...

- The General Department of Customs shall revise the administrative procedures in the domain of export and import since the promulgation of Decree No.89-CP, in the goods control and reassessment, in the fight against smuggling through border gates; in the inspection of customs officers escorting goods to private storages; in the collection of taxes and fees, including the fees on sealing and unsealing containers; refusing the payment of tax or retroactive collection of tax especially with regard to the refusal of tax payment and retroactive collection of tax after several years...

- The General State Inspector shall revise the administrative procedures in the settlement of complaints and denunciations by citizens in the sanctioning of administrative violations...

- The General Land Administration shall revise the administrative procedures in the granting of land use rights.

Administrative procedures, generally speaking, are the executive mechanism of the State agencies in the realization of the function of management of society. Reforming administrative procedures is a very important task, considered to be the crucial link in the whole process of reforming the current administration of the State. The realization of these reforms is a very complicated struggle closely associated with the renewal of the legal system, the organism of the State agencies, the contingent of public servants and the practical daily work of all citizens and organizations. It must be given special attention by all branches and levels.

The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government must work out programs of action with practical and urgent measures to organize and direct the serious implementation of this Directive, make monthly reports to the Prime Minister on the results of the realization in the areas under the charge of the Ministries, branches or localities.

The mass media should intensify publicity for Resolution No.38-CP and this Directive and together with the population and various organizations discover those localities which have carried out well this task in order to commend them in time and draw up and multiply their experiences and those localities which have not carried out them well in order to criticize and find out means to overcome their weaknesses.

The Prime Minister]s Office shall coordinate with the Administrative Reforms Team of the Government shall have to follow up and promote the deployment of this Directive and make regular reports to the Prime Minister on the overall results of the implementation of this Directive.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 342-TTg ngày 22/05/1997 về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.316

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.199.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!