Trọng trách chống rửa tiền trong kinh doanh BĐS giao nhầm “người”

09/09/2011 10:05 AM

Dù chưa hết thời gian lấy ý kiến theo như thông báo trên website, nhưng đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Những quy định tại Thông tư cho thấy, dường như Bộ này đang chọn nhầm “người” để đặt “trọng trách”.

Dù chưa hết thời gian lấy ý kiến theo như thông báo trên website, nhưng đầu tháng 9 vừa qua,  Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Những quy định tại Thông tư cho thấy, dường như Bộ này đang chọn nhầm “người” để đặt “trọng trách”.

Giao dịch nào cũng phải báo cáo?

Theo Thông tư 12/2011/TT-BXD, khách hàng thực hiện giao dịch bất động sản (BĐS) bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, tổ chức báo cáo phải thực hiện báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, phải báo cáo trường hợp khách hàng thực hiện từ 2 giao dịch BĐS trở lên trong 1 ngày; khách hàng mua, bán từ 2 BĐS trở lên trong một lần (kể cả khách hàng mua và bán BĐS);  và trong trường hợp tổ chức báo cáo xem xét hồ sơ về BĐS, hồ sơ về dự án BĐS, hồ sơ về khách hàng thấy có nghi ngờ về tính trung thực của hồ sơ....<?xml:namespace prefix="o"?>

Quy định giá trị nói trên phù hợp với quy định về giá trị tài sản được nêu trong Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (Nghị định 74/2005/NĐ-CP) được ban hành từ ngày 07/6/2005. Chưa biết mức độ phòng chống đến đâu, chỉ thấy, trong một thị trường, khi giao dịch nào cũng phải báo cáo, sẽ làm phát sinh thêm một loạt thủ tục hành chính cho các bên có liên quan. Điều đó tất yếu sẽ làm nảy sinh hai khả năng: một là thị trường bị đình trệ bởi thủ tục, hai là những người liên quan sẽ tìm cách “né” các thủ tục đó.

Chống ở phần ngọn?

Bộ Xây dựng giao trọng trách phát hiện và báo cáo những dấu hiệu của hoạt động rửa tiền lên vai các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới, quản lý BĐS.

Theo các dấu hiện nhận biết khách hàng có thể có hành vi rửa tiền mà Thông tư đưa ra thì hầu như giao dịch nào cũng phải báo cáo. “Nếu cần, chúng tôi báo cáo cho có. Nhưng bảo đó là giao dịch rửa tiền, thì chẳng ai dám chắc điều đó cả. Tôi thấy những dấu hiệu nói trên là chuyện thường ngày trên thị trường BĐS” – đại diện một sàn giao dịch BĐS khu vực Hà Đông, bình luận.

“Cách ghi trong Thông tư lại khiến chúng ta nghĩ rằng, việc phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS chỉ nằm trên vai các các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới, quản lý BĐS, trong khi trên thực tế, đó chỉ là phần ngọn, còn để thực sự chống được nạn này, cần nguồn lực tổng hợp với sự tham gia của nhiều thành phần”, ông Nguyễn Đức Anh (Sàn giao dịch BĐS Thủ đô) nhận định.

Theo các chuyên gia, trên thị trường BĐS hiện nay tồn tại tình trạng rửa tiền trong giao dịch, và không phải quá khó để nhận diện các giao dịch này. Số tiền đó sẽ nằm ở một số lớn BĐS không được đưa vào khai thác, sử dụng. Số tiền đó cũng có thể nằm ở các giao dịch giá trị tài sản lớn mà giá trị ghi trong hợp đồng lại nhỏ.Nhưng, sàn giao dịch BĐS là một pháp nhân kinh doanh, khi thấy một mối lời lớn, liệu sàn có tự giác dừng giao dịch lại để báo cơ quan chức năng? Chủ đầu tư và các sàn giao dịch lúc nào cũng muốn bán được hàng, nếu cứ quan tâm  thông tin khách hàng hay nguồn tiền thì rõ ràng chủ đầu tư và các sàn mất khách. Vậy, lấy đâu ra động cơ mạnh mẽ để chủ đầu tư nào cũng chịu hy sinh lợi riêng vì chống hoạt động rửa tiền?.

Phải “nắm người có tóc”

Trên thực tế, người rửa tiền không nhất thiết phải rửa qua sàn BĐS. Có nhiều cách để rửa tiền, và vì thế, theo các chuyên gia, phải đưa ra được biện pháp hữu hiệu, khả thi và cơ bản nhất.

Về nguyên tắc, giao dịch qua ngân hàng bao giờ cũng là giao dịch minh bạch nhất. Pháp luật về ngân hàng có các quy định về lượng tiền giao dịch bao nhiêu, dòng tiền đi như thế  nào... “Nhưng bản chất các ngân hàng thương mại vẫn là đơn vị kinh doanh nên phải bảo mật thông tin và phải giữ khách hàng” - ông Bùi Đức Long (Cty Vincoland), bình luận – “Nếu một người vác vài chục tỷ đồng đến gửi ngân hàng, có ngân hàng nào đi soi xem số tiền đó ở đâu ra không? Nếu làm việc đó ngân hàng mất khách hết”.

Ông Long cho hay, ở các nước, khi muốn gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, người gửi phải chứng minh được lượng tiền đó là tiền hợp pháp ngân hàng mới tiếp nhận. “Nhưng chúng ta chưa làm được điều đó. Mà chống rửa tiền khả thi nhất là phải quy định bắt buộc các giao dịch BĐS có giá trị nhất định phải giao dịch qua ngân hàng. Phải chứng minh nguồn tiền ở đâu ra, tiền sạch hay tiền bẩn, mua nhằm mục đích gì” – ông nói.

Đồng quan điểm đó, một chuyên gia tài chính cho rằng, có nhiều biện pháp để chống rửa tiền, nhưng biện pháp căn cơ nhất là có những chính sách để buộc mọi giao dịch phải thông qua hệ thống ngân hàng và quy định trách nhiệm giám sát dòng tiền đối với  hệ thống ngân hàng…

Bách Nguyễn

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,965

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn