Quy định về xây dựng thang, bảng lương năm 2021

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/01/2021 14:31 PM

Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định về việc xây dựng thang, bảng lương như sau:

Nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương năm 2021

- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

(Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà Chính phủ quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013).

- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Lưu ý: Trước đây Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa.

thang, bảng lương năm 2021

Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương năm 2021

Thang, bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với NLĐ.

Trong khi đó, theo quy định tại thì Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.

Từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP sau đây:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Lưu ý: Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên.

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 143,079

Bài viết về

Bộ luật Lao động 2019

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn