Điểm liệt thi vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 ở các tỉnh thành (Hình từ internet)
Hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm điểm liệt thi vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên có thể hiểu điểm liệt thi vào lớp 10 là mức điểm số tối thiểu quy định với các bài thi. Nếu thí sinh có điểm số bằng hoặc thấp hơn mức điểm giới hạn bị coi là điểm liệt.
Điểm liệt thi vào lớp 10 của mỗi địa phương là khác nhau. Dưới đây là điểm liệt thi vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 ở các tỉnh, thành:
1. Bình Dương
- Đối với Trường THPT chuyên Hùng Vương: Điểm từng bài thi trong các môn dự thi phải đạt trên 2,0 điểm.
- Đối với trường THPT chất lượng cao
+ Trường THPT Trịnh Hoài Đức: Điểm từng bài thi trong các môn dự thi phải đạt từ 4,0 điểm trở lên.
+ Trường THPT Dĩ An: Sở GDĐT xét trúng tuyển như các trường THPT công lập không chuyên. Đối với các lớp chất lượng cao thí sinh chỉ được xét tuyển khi có điểm bài thi đạt từ 4,0 điểm trở lên.
(Công văn 466/UBND-VX ngày 24/01/2025)
2. Đắk Lắk
- Các trường THPT công lập trên địa bàn chỉ công nhận thí sinh tốt nghiệp khi đã tham gia thi tuyển và phải có tất cả các bài thi đều đạt trên 0 điểm.
- Các trường THPT DTNT N’Trang Lơng, Trường THPT DTNT Đam San chỉ công nhận thí sinh trúng tuyển khi có tất cả các bài thi đều đạt trên 0 điểm.
- Trường THPT chuyên Nguyễn Du chỉ nhận hồ sơ những thí sinh có học lực loại khá bốn năm liền cấp THCS. Thí sinh được công nhận trúng tuyển phải có tất cả các bài thi đạt trên 2 điểm.
(Kế hoạch 30/KH-UBND ngày 10/02/2025)
<tiếp tục cập nhật>
(1) Số môn thi, bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và 01 (một) môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
- Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
- Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi hoặc bài thi thứ ba do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
(2) Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
(3) Thời gian làm bài thi: môn Ngữ văn: 120 phút; môn Toán: 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba: 60 phút hoặc 90 phút; bài thi thứ ba: 90 phút hoặc 120 phút.
(4) Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 9.
(5) Đối với việc tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên, học sinh phải thi các môn thi, bài thi quy định tại khoản này và 01 (một) môn thi chuyên. Mỗi môn chuyên có 01 (một) đề thi riêng theo chương trình môn học cấp trung học cơ sở, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.
(Khoản 1 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT)