Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Thành lập và hoạt động Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
1. Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô
STT |
ĐIỀU KIỆN |
Thứ nhất |
Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Vốn pháp định của tổ chức tài chính quy mô nhỏ là 05 (năm) tỷ đồng. |
Thứ hai |
Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập đảm bảo các điều kiện sau: Đối với chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên: 1. Là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ; 2. Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản; 3. Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam. Đối với Thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: 1. Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội; 2. Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép; 3. Thành viên sáng lập là cá nhân: - Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; - Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép; - Không phải là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam; - Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản; 4. Thành viên sáng lập là tổ chức Việt Nam: - Được thành lập theo pháp luật Việt Nam; - Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam; - Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản; - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; - Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép; - Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; - Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; - Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật; 5. Thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài: - Là ngân hàng nước ngoài; - Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng của nước nguyên xứ trong vòng 05 (năm) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép. - Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam; - Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản. |
Thứ ba |
Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đối với Thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô: 1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017; 2. Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 (hai) năm trở lên và có bằng đại học trở lên; 3. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm được bầu. Đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên: 1. Đáp ứng điều kiện đối với Thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô nêu trên; 2. Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ 02 (hai) năm trở lên hoặc có kinh nghiệm quản lý, điều hành tổ chức có hoạt động tài chính vi mô từ 03 (ba) năm trở lên. Đối với thành viên Ban kiểm soát: 1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017; 2. Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực có liên quan hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô. 3. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm được bầu. 4. Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc): 1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017; 2. Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật. 3. Có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc ít nhất 02 (hai) năm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật hoặc hoặc có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý trong lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có ít nhất 05 (năm) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán. 4. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm được bổ nhiệm. 5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Đối với Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh: 1. Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017; Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng 2010. 2. Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực này và có ít nhất 02 (hai) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm. 3. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm được bầu. 4. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. |
Thứ tư |
Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và quy định của pháp luật có liên quan. |
Thứ năm |
Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động. |
2. Thủ tục thành lập và hoạt động Tổ chức tài chính vi mô
Để thành lập và hoạt động Tổ chức tài chính vi mô, Ban trù bị phải lập hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô gửi Ngân hàng Nhà nước.
- Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Xem chi tiết thủ tục, hồ sơ tại công việc Thủ tục thành lập tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHHMTV.
- Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Xem chi tiết thủ tục, hồ sơ tại công việc Thủ tục thành lập tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHHNTV.
- Đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô: Xem chi tiết thủ tục, hồ sơ tại công việc Thủ tục thành lập tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô.
(Hình từ Internet)
Sau khi được cấp giấy phép, Tổ chức tài chính vi mô phải tiến hành các thủ tục sau:
(1) Đăng ký doanh nghiệp.
(2) Công bố thông tin:
Tổ chức tài chính vi mô phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của Tổ chức tài chính vi mô;
- Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
- Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
- Người đại diện theo pháp luật của Tổ chức tài chính vi mô;
- Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của Tổ chức tài chính vi mô;
- Ngày dự kiến khai trương hoạt động.
(3) Thông báo đủ điều kiện khai trương
Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về các điều kiện khai trương hoạt động ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện khai trương hoạt động.
Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ban hành Điều lệ và gửi Ngân hàng Nhà nước;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có đủ vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định là 05 tỷ đồng. Vốn điều lệ bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước ngày khai trương hoạt động, trừ phần vốn góp bằng giá trị thực vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi. Vốn điều lệ được giải tỏa khi tổ chức tài chính vi mô đã khai trương hoạt động;
- Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật đối với tổ chức tài chính vi mô;
- Có các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng 2010, các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô;
- Đã công bố thông tin như trên.
(4) Khai trương hoạt động
Tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động (trừ trường hợp tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô).
Quá thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
Lưu ý: Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô phải hoàn thành việc thông báo tới các chủ nợ, khách hàng gửi tiền tại chương trình, dự án tài chính vi mô về việc được cấp Giấy phép và có văn bản báo cáo về việc đã hoàn thành nội dung này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính trước khi tiến hành khai trương hoạt động.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
- Bộ Tài chính công bố các báo cáo định kỳ mới trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô 2024
- Quy định về sản phẩm bảo hiểm vi mô từ ngày 05/5/2023
- Tài khoản 801 (chi phí hoạt động tín dụng)
- Chuẩn mực kiểm toán số 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về BCTC
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
Câu hỏi thường gặp:
- Địa chỉ của Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm (Hà Nội)?
- Cách sử dụng cổng dịch vụ công Tây Ninh như thế nào?
- Địa chỉ của UBND tỉnh Đồng Nai là ở đâu? Thông tin liên hệ chi tiết?
- Các loại tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô?
- Tài khoản 101 (tiền mặt) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Bài viết liên quan:
- Bộ Tài chính công bố các báo cáo định kỳ mới trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô 2024
- Quy định về sản phẩm bảo hiểm vi mô từ ngày 05/5/2023
- Tài khoản 801 (chi phí hoạt động tín dụng)
- Chuẩn mực kiểm toán số 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về BCTC
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
Câu hỏi thường gặp:
- Địa chỉ của Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm (Hà Nội)?
- Cách sử dụng cổng dịch vụ công Tây Ninh như thế nào?
- Địa chỉ của UBND tỉnh Đồng Nai là ở đâu? Thông tin liên hệ chi tiết?
- Các loại tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô?
- Tài khoản 101 (tiền mặt) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?