>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương trong quá trình hoạt động trong Công ty Cổ Phần

Hình từ Internet

Bảng lương là văn bản tổng hợp số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,… trong một khoảng thời gian nhất định. Thể hiện số thu nhập mà NLĐ được hưởng được ghi trong bảng lương đều dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của họ.

Công ty cổ phần phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Công ty phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

Một số lưu ý khi công ty cổ phần xây dựng thang lương, bảng lương:

(1)  Bậc 1 phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

(2) Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, cần lưu ý nội dung sau:

- Đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.

- Đối với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).

(3) Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5% (do đó, công ty cổ phần được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình).

(4) Tùy vào tình hình thực tế của công ty mà có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau.

(5) Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

(6) Khi xây dựng thang lương, bảng lương công ty phải:

- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ; và

- Phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Trước đây, tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 quy định khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên. Bộ luật Lao động 2019 đã bãi bỏ quy định này.

Do đó, kể từ 01/01/2021 (Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành) doanh nghiệp phải xây bảng lương mà không cần gửi hay đăng ký bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ cần tham khảo ý kiến và đồng thời phải công bố công khai tại nơi làm việc.

Lưu ý: Công ty cổ phần có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng thang lương, bảng lương; Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương;...

Xem thêm: Mẫu file Excel thang lương, bảng lương.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,687
Bài viết liên quan: