Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Thiết lập mạng viễn thông công cộng

Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi.

Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

I. Nguyên tắc chung đối với doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp giấy phép viễn thông:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạc phát triển viễn thông quốc gia.

- Doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép viễn thông, về việc triển khai thực hiện các quy định tại giấy phép và cam kết với cơ quan cấp phép.

- Doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

ITU tạo ra nền tảng mới giúp duy trì mạng lưới viễn thông trong đại dịch  Covid-19

Hình từ Internet

II. Điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng

Thứ nhất, Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Thứ hai, Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án. Doanh nghiệp được coi là có tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp khi: 

- Doanh nghiệp không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành.

- Doanh nghiệp có tổ chức bộ máy và nhân lực đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật và phương án bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Thứ ba, Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.

Thứ tư, Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Thứ năm, Điều kiện về vốn pháp định, Điều kiện về cam kết đầu tư. Cụ thể:

Đối với mạng viễn thông cố định mặt đất

Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện và không sử dụng số thuê bao viễn thông

Thiết lập mạng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Vốn pháp định: 5 tỷ đồng Việt Nam.

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

- Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam.

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

- Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam.

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện và số thuê bao viễn thông 

Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 15 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

- Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép

Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

- Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam;

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép

Đối với mạng viễn thông di động mặt đất

Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện

- Vốn pháp định: 20 tỷ đồng Việt Nam;

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 60 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.

Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo)

- Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam;

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện

- Vốn pháp định: 500 tỷ đồng Việt Nam;

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 2.500 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 7.500 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Đối với mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh mạng  di động vệ tinh

- Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam;

- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.

Đối với cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hoặc thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao

Vốn pháp định :

- Được xác định dựa trên đề án đã được phê duyệt, hoặc :

- Hồ sơ tương đương về việc thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hoặc thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao.

III. Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP).

2.  Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày 01/7/2015).

3. Bản sao Điều lệ đang có hiệu lực của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về vốn pháp định, cụ thể:

+ Văn bản về việc góp vốn hoặc cam kết góp vốn trong một thời hạn cụ thể của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

+ Văn bản về việc góp vốn của các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông đã đăng ký mua cổ phần và được ghi trong Điều lệ công ty đối với công ty cổ phần.

+ Văn bản về việc góp vốn hoặc cam kết góp vốn trong một thời hạn cụ thể của các bên đầu tư đối với công ty liên doanh.

+ Văn bản về tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu góp vốn hoặc cam kết góp vốn trong một thời hạn cụ thể đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Văn bản về việc góp vốn hoặc cam kết góp vốn trong một thời hạn cụ thể của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên.

+ Văn bản về vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.

+ Trường hợp số vốn được góp, được đầu tư bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các bên tham gia thành lập doanh nghiệp. Tiền ký quỹ chỉ được giải ngân khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

+ Trường hợp số vốn được góp, được đầu tư bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn.

- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về cam kết đầu tư: văn bản cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng. 

- Có văn bản xác nhận của ngân hàng:

Trường hợp Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện và số thuê bao viễn thông, thì phải có Văn bản xác nhận của ngân hàng do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định về việc doanh nghiệp đã nộp số tiền sau để đảm bảo thực hiện giấy phép, cụ thể:

+ Bằng 5% mức cam kết đầu tư trong 03 (ba) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép đối với đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện và số thuê bao viễn thông;

+ Bằng 5% mức cam kết đầu tư trong 03 (ba) năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép đối với đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện.

5. Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên của doanh nghiệp kể từ ngày được cấp giấy phép (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP), bao gồm những nội dung chính sau: Dự báo và phân tích thị trường; phương án kinh doanh; doanh thu; tổng kinh phí dầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu từ, phương án huy động vốn; nhân lực.

6. Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép ( theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP), bao gồm những nội dung chính sau: Cấu hình mạng lưới, thiết bị theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin.

7. Văn bản cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP)

Nơi nộp hồ sơDoanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến cho Cục Viễn thông.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm thực hiện giấy phép theo thông báo của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thì doanh nghiệp được cấp giấy phép trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm đó.

Thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông:

- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp: Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện

- Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp: Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp Giấy phép được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyển thông cấp.

IV. Công bố nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng, doanh nghiệp phải đăng trên một trong các tờ báo viết trong ba số liên tiếp hoặc báo điện tử và trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông trong 20 ngày các nội dung sau:

- Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

- Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép.

- Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông (nếu có).

- Phạm vi kinh doanh dịch vụ, loại hình dịch vụ được phép kinh doanh (nếu có).

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

7,317
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: