Tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Hình từ Internet
1. Tạm đình chỉ công việc người lao động
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi xét thấy vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp và nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây ra những khó khăn cho việc xác minh.
Việc tạm đình chỉ công việc chỉ được thực hiện khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên. Tạm đình chỉ công việc được xem là một hình thức tạm ngưng hoạt động để xác minh vụ việc và được căn cứ dựa trên nội quy lao động (nếu công ty có đăng ký nội quy lao động) hoặc dựa trên hợp đồng lao động (nếu công ty không có nội quy lao động).
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc
Thời hạn tạm đình chỉ không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Thủ tục tạm đình chỉ công việc
(i) Trường hợp, người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của người lao động) để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động.
(ii) Trường hợp, người lao động bị tạm đình chỉ là thành viên thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
Tham khảo: Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động.
4. Khiếu nại về quyết định tạm đình chỉ công việc
Nếu người lao động nhận thấy quyết định tạm đình chỉ công việc mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên đưa ra đối với mình là không thỏa đáng thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
4.1. Thủ tục khiếu nại
- Khiếu nại lần đầu: Khiếu nại với công ty về quyết định tạm đình chỉ công việc. Nếu người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động khiếu nại lần hai.
- Khiếu nại lần hai: Khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
4.2. Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động.
- Trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các hình thức giải quyết tranh chấp:
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019.
+ Hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động năm 2024
- Các trường hợp công ty được tạm đình chỉ công việc của người lao động 2024
- Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động 2024
- Một số quyền lợi mà người lao động được hưởng khi bị tạm đình chỉ công việc