>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật

Hình từ Internet

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là việc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt; hoặc, không báo trước cho người lao động theo giới hạn thời gian mà pháp luật quy định - Xem chi tiết tại công việc "Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động".

2. Nghĩa vụ của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

Khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty có nghĩa vụ tiên quyết là  phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Cùng với đó, phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; tuy nhiên, khi thuộc các trường hợp sau đây thì thực hiện thêm một số nghĩa vụ khác bên cạnh nghĩa vụ bồi thường nêu trên:

Trường hợp

Nghĩa vụ

Người lao động không muốn tiếp tục làm việc

Bồi thường + trả Trợ cấp thôi việc

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý

Bồi thường + trả Trợ cấp thôi việc + bồi thường thêm khoản tiền do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động

Không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc

Bồi thường + thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Xem chi tiết việc chi trả Trợ cấp thôi việc tại công việc "Phân biệt Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm".

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho khoảng thời gian gián đoạn do người lao động không được làm việc.

Cuối cùng, nếu hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bao gồm vi phạm quy định về thời hạn báo trước; thì, phải bồi thường thêm cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,712
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: