Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Hoạt động đại lý đổi ngoại tệ
Tổ chức kinh tế được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ (không bao gồm hoạt động đổi tiền của nước có chung biên giới) sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ.
1. Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ
Thứ nhất, có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:
- Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;
- Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);
- Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép (Xem thêm tại Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài);
- Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;
- Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.
Thứ hai, có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.
Thứ ba, được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.
Thứ tư, một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.
(Hình từ Internet)
2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ
Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-NHNN);
(2) Văn bản cam kết của tổ chức kinh tế kèm bản sao giấy tờ chứng minh (nếu có) về việc đặt đại lý đổi ngoại tệ tại địa Điểm theo quy định; Bản cam kết của tổ chức kinh tế về việc chỉ làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép;
(3) Bản sao giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ khác tương đương;
(4) Báo cáo về việc tổ chức kinh tế trang bị đầy đủ bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ tại nơi giao dịch;
(5) Quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ bao gồm các nội dung chính sau: có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng, lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách; chế độ hạch toán, kế toán; chế độ báo cáo;
(6) Bản sao hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ ký với tổ chức tín dụng ủy quyền, bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại cần liên hệ của các bên ký kết hợp đồng;
- Tên, địa chỉ các đại lý đổi ngoại tệ;
- Quy định đại lý đổi ngoại tệ chỉ được mua ngoại tệ bằng tiền mặt (trừ các đại lý đặt ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) và bán lại số ngoại tệ tiền mặt đổi được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại) cho tổ chức tín dụng ủy quyền;
- Quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá mua, bán (đối với đại lý đặt ở các khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) đối với khách hàng và tỷ giá bán lại ngoại tệ tiền mặt cho tổ chức tín dụng ủy quyền phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; quy định các loại phí hoa hồng đại lý (nếu có);
- Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, trong đó quy định rõ đại lý đổi ngoại tệ phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ; quy định định kỳ tổ chức tín dụng ủy quyền phải kiểm tra hoạt động của các đại lý để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và các quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận về mức tồn quỹ được để lại và thời hạn phải bán số ngoại tệ tiền mặt mua được cho tổ chức tín dụng ủy quyền.
Cách thức - Địa điểm nộp hồ sơ: Gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế đặt đại lý đổi ngoại tệ.
Thời hạn giải quyết: 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản thông báo rõ lý do.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới
- Hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ
- Hoạt động thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Bài viết liên quan:
- Cập nhật tỷ giá Ngân hàng Nhà nước 24/7
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 21/11/2023
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 20/11/2023
- Tỉ giá USD, EUR, JPY, GBP, CHF hôm nay (ngày 20/11/2023)
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 19/11/2023
Câu hỏi thường gặp:
- Hiện nay, 1 Lá bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
- Hiện nay, 1 Đô Úc bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
- Hiện nay, 1 Đài tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
- Ngày 06/11/2023, 1 USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
- Hiện nay, 1 USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Bài viết liên quan:
- Cập nhật tỷ giá Ngân hàng Nhà nước 24/7
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 21/11/2023
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 20/11/2023
- Tỉ giá USD, EUR, JPY, GBP, CHF hôm nay (ngày 20/11/2023)
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 19/11/2023