Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong Công ty Cổ Phần
Hình từ Internet
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, tuy nhiên đối với cổ đông sáng lập thì pháp luật đưa ra một số quy định riêng về việc chuyển nhượng chuyển cổ phần như sau:
1. Đối với cổ phần phổ thông
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần nếu từ 03 năm trở lên kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu vẫn trong thời hạn 03 năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế, cụ thể:
+ Cổ đông sáng lập chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lâp khác;
+ Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Xem chi tiết tại công việc: Quyết định / Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
2. Đối với cổ phần ưu đãi
- Cổ phần ưu đãi cổ tức: được tự do chuyển nhượng.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại: được tự do chuyển nhượng.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Người nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập sẽ trở thành cổ đông phổ thông, không đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần thì công ty phải làm thủ tục thay đổi, cập nhật thông tin cổ đông trong Sổ quản lý cổ đông của công ty. Xem chi tiết tại công việc: Lập sổ đăng ký cổ đông.
Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ phát sinh trách nhiệm về thuế thu nhập cá nhân, do đó, cổ đông chuyển nhượng có thể tự thực hiện hoặc ủy quyền cho công ty khai và nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng đó. Xem chi tiết tại công việc: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản (Phần 5)
- Quy định về đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH 02 thành viên trở lên 2023 (Phần 2)
- Cổ đông sáng lập là ai?
- Những điều cần biết về Cổ phần
Câu hỏi thường gặp:
- Chuyển nhượng cổ phần năm 2023, mức thuế suất thuế TNCN là bao nhiêu?
- Năm 2023, hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng là gì?
- Có thể chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết theo luật mới?
- Hợp đồng tặng cho cổ phần có bắt buộc phải công chứng?
- Cổ đông là gì? Các loại cổ đông?
- Cổ đông sáng lập có được rút vốn sau khi được cấp phép thành lập doanh nghiệp?