Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép
Khi nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép (theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BTTTT), doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong đó:
Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép là thiết bị hoàn chỉnh có đặc tính kỹ thuật, mô tả hàng hóa theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật, cấu trúc thiết kế, có thể hoạt động độc lập; không áp dụng đối với linh kiện hoặc phụ kiện hoặc bộ phận của sản phẩm.
Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép bao gồm: sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng; sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng và sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.
1. Điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
(1) Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng. (Xem chi tiết tại công việc: Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng).
(2) Sản phẩm an toàn thông tin mạng phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm an toàn thông tin mạng vào lưu thông trên thị trường hoặc phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng phục vụ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng được thực hiện tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định.
(3) Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm an toàn thông tin mạng không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
(i) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II của Thông tư 10/2022/TT-BTTTT);
(ii) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang bản chính để đối chiếu;
(iv) Bản sao bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép: Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hình thức - Địa điểm nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích đến Cục An toàn thông tin tại địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện, số 115 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội).
- Nộp thông qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Nộp trực tuyến: thực hiện tại Cổng dịch công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục An toàn thông tin kiểm tra và gửi thông báo cho doanh nghiệp về tính đầy đủ của hồ sơ và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện bổ sung theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp:
+ Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Cục An toàn thông tin cấp Giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Cục An toàn thông tin thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.
Nơi nhận giấy phép: Doanh nghiệp nhận Giấy phép nhập khẩu trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn thông tin hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử trên Cổng dịch vụ công.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng
- Kinh doanh dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự
Bài viết liên quan:
- Trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 56 từ ngày 15/7/2023 (phần 2)
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 44 từ ngày 15/7/2023 (phần 2)
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 49 từ ngày 15/7/2023 (phần 2)
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 11 từ ngày 15/7/2023
Bài viết liên quan:
- Trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 56 từ ngày 15/7/2023 (phần 2)
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 44 từ ngày 15/7/2023 (phần 2)
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 49 từ ngày 15/7/2023 (phần 2)
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 11 từ ngày 15/7/2023