Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (theo Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các cơ sở dưới đây không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm nhưng phải đáp ứng điều kiện tương ứng với hoạt động sản xuất, kinh doanh:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực thay thế cho Luật Đầu tư 2014. Theo đó, căn cứ Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022, năm 2023), "Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế" không còn là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Do đó, điều kiện về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế KHÔNG còn phù hợp để áp dụng kể từ ngày 01/01/2021.
------------------------------------------------
1. Điều kiện để cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Xem chi tiết điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các công việc:
+ Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hình từ Internet
2. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP).
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).
(3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
(4) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
>> Xem chi tiết thủ tục tại công việc "Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm".
(5) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
(6) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
(7) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Phương thức nộp hồ sơ: Nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ:
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (trực thuộc Bộ Y tế) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Trình tự giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, trường hợp hồ sơ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ sở được thông báo bằng văn bản.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
Hoặc trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp hồ sơ không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp tỉnh thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định.
- Kết quả thẩm định được xử lý như sau:
+ Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận;
+ Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục được ghi rõ vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định.
Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ được cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
+ Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ sở được yêu cầu không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Điều kiện để được kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế
Bài viết liên quan:
- Đơn giản hóa thủ tục cấp GCN đăng ký hoạt động chứng nhận (đề xuất)
- Trường hợp không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 2023
Câu hỏi thường gặp:
- Năm 2024, doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động phải có phòng y tế?
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm 2023 trong kinh doanh thức ăn đường phố?
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm năm 2023?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm năm 2023?
Bài viết liên quan:
- Đơn giản hóa thủ tục cấp GCN đăng ký hoạt động chứng nhận (đề xuất)
- Trường hợp không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 2023
Câu hỏi thường gặp:
- Năm 2024, doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động phải có phòng y tế?
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm 2023 trong kinh doanh thức ăn đường phố?
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm năm 2023?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm năm 2023?