Thông báo về tình hình biến động lao động nếu có hàng tháng trong Công ty Cổ Phần
Hình từ Internet
1. Thông báo tình hình biến động lao động trong công ty cổ phần
Nếu trong tháng có sự biến động (tăng/giảm) về số lượng người lao động làm việc; thì trước ngày 03 của tháng liền kề, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Cụ thể:
Một số trường hợp báo tăng lao động:
- Ký hợp đồng lao động với nhân viên mới.
- Người lao động đi làm trở lại sau khi nghỉ không lương 14 ngày làm việc trở lên/tháng.
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trong tháng.
- Người lao động quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động….
Một số trường hợp báo giảm lao động:
- Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
- Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng;
- Tạm hoãn hợp đồng lao động…
2. Thời hạn thông báo tình hình biến động lao động trong công ty cổ phần
Khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, công ty cổ phần nộp hồ sơ theo quy định đến cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày.
Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng BHYT của tháng sau. Trường hợp không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Lưu ý:
Nếu công ty cổ phần giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Hiện nay, ở một số địa phương đã bắt đầu sử dụng phần mềm điện tử để khai báo tình hình biến động lao động, do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý xem địa phương mình đã áp dụng chưa để thực hiện cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện thông báo bằng phần mềm quản lý lao động cho Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM bằng cách truy cập vào địa chỉ: http://vieclamhcm.net/tải phần mềm thông báo lao động: ces_qlld_go , cài đặt trên máy tính, sau đó làm theo hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng.
3. Xử phạt trường hợp công ty cổ phần báo tăng, giảm lao động muộn
Nếu Công ty cổ phần không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực thì sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Nếu báo giảm lao động chậm thì theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, công ty cổ phần sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Quy định về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường 2023 (Phần 3)
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023 do hết hạn dành cho công ty
- Hướng dẫn đăng ký tăng/giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội online
- 08 công việc Nhân sự, Kế toán cần làm trong tháng 3/2022