Cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 01/7/2023 là bao nhiêu? – Hồng Khanh (Long An).
>> Có File Excel tính số tiền đóng BHXH theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP chưa?
>> Năm 2023, báo tăng/giảm lao động muộn, doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:
- Là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
- Lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ.
Sau khi hưởng chế độ thai sản thì trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Công cụ chuyển lương gross sang net và ngược lại |
Từ 01/7/2023, mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là bao nhiêu? (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Tại khoản 3 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính theo công thức:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ
(Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở 2023 áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng)
Ví dụ: Lao động nữ sinh con và nghỉ dưỡng sức sau ngày 01/7/2023, có tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 07 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 7 x 30% x 1.800.000 = 3.780.000 (đồng).
Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“3. Đối với lao động nữ trong một năm vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội; vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm đối với mỗi trường hợp không quá thời gian tối đa quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”
Trong thời gian 30 ngày đầu làm việc sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Theo đó, trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định:
"2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập."
Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Danh sách 01B-HSB |