Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định như thế nào? Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
>> Điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới?
>> Có được góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc:
- Xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
- Cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các khoản (iii), (iv), (v) và (vi) Mục này.
- Cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản (vii) Mục này.
(ii) Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(iii) Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
(iv) Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
(v) Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước.
(vi) Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
(vii) Doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.
(viii) Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(ix) Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định tại các khoản (iii), (iv), (v), (vi) và (vii) Mục này.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong lĩnh vực này. Các quy định này không chỉ giúp quản lý tốt hơn về nguồn gốc và chất lượng vàng mà còn góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Cụ thể bao gồm:
(i) Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(ii) Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế có quyền mang theo vàng.
Tuy nhiên, việc mang theo vàng phải tuân thủ các quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong giao dịch vàng.