Có được góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư hay không? Quyền của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chuyển giao công nghệ? Những đối tượng công nghệ nào được chuyển giao?
>> Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của Quỹ?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về việc góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư như sau:
Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 7 của Luật này được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì công nghệ đưa vào góp vốn phải được thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên, tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ (quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017) được quyền góp vốn vào dự án đầu tư.
Lưu ý: Đối với dự án đầu tưu có sử dụng vốn nhà nước thì công nghệ được đưa vào góp vốn phải được thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Có được góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư hay không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về quyền chuyển giao công nghệ của tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:
(i) Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
(ii) Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
(iii) Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ.
- Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Những đối tượng công nghệ được chuyển giao được quy định tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 cụ thể như sau:
(i) Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ.
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu.
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Máy móc, thiết bị đi kèm của một trong các đối tượng nêu ở ba gạch đầu dòng trên.
(ii) Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản (i) Mục này của bài viết được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về hạn chế chuyển giao các công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước các trường hợp sau:
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển.
- Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen.
- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước.
- Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm.
-Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định các trường hợp hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:
- Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam.
- Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.