Cá nhân gia công vàng cho trang sức cho các cửa hàng trang sức tại Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định? Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh?
>> Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của Quỹ?
>> Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng quy định về hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
Điều 7. Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ
Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, cá nhân gia công vàng cho trang sức cho các cửa hàng trang sức tại Việt Nam cần phải có 1 trong 3 loại giấy chứng nhận sau:
(i) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
(ii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(iii) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Cá nhân gia công vàng cho trang sức cho các cửa hàng trang sức tại Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm những nội dung cụ thể sau:
(i) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
(ii) Chấp hành các quy định của pháp luật liên quan về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
(iii) Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
(iv) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
(v) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tại Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
(i) Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
(ii) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
(iii) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
(iv) Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
(v) Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại khoản (i) Mục 4 bài viết này.
(vi) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP y và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ gồm những nội dung sau:
(i) Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
(ii) Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.