Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm là bao lâu? Điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được quy định như thế nào?
>> Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như thế nào?
>> Thời hạn cơ sở đăng kiểm phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 166/2024/NĐ-CP, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kiểm định như sau:
Tạm đình chỉ hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm
1. Cơ sở đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Không cung cấp thông tin lưu trữ hồ sơ phương tiện tại cơ sở đăng kiểm cho các cơ sở đăng kiểm khác trong hoạt động kiểm định khi có đề nghị;
b) Cung cấp tài khoản đăng nhập để đăng tải thông tin cảnh báo đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên phần mềm sử dụng trong hoạt động kiểm định cho người không do cơ sở đăng kiểm phân công quản lý, sử dụng;
c) Không thực hiện việc thông báo thu hồi giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định đã cấp sai;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa, xóa bỏ phiếu lập hồ sơ phương tiện, phiếu kết quả kiểm định phương tiện.
2. Thời hạn tạm đình chỉ
Cơ sở đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động kiểm định 01 tháng khi vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm là 01 tháng.
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm là 01 tháng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị định 166/2024/NĐ-CP, điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới như sau:
(i) Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Nghị định 166/2024/NĐ-CP và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
(ii) Có đăng kiểm viên phù hợp với chức năng của cơ sở đăng kiểm. Đăng kiểm viên gồm: đăng kiểm viên hạng I, đăng kiểm viên hạng II, đăng kiểm viên hạng III.
(iii) Có giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai; kết nối giao thông và đấu nối đường bộ theo quy định; bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy và pháp luật khác có liên quan khi xây dựng, đưa cơ sở đăng kiểm vào hoạt động.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 166/2024/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của cơ sở đăng kiểm bao gồm:
(i) Bộ phận lãnh đạo bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách cơ sở đăng kiểm được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị.
(ii) Bộ phận kiểm định bao gồm: lãnh đạo bộ phận kiểm định và đăng kiểm viên để thực hiện kiểm định phương tiện.
(iii) Bộ phận văn phòng bao gồm: nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
Lưu ý: Nhân sự thuộc các bộ phận nêu trên có thể kiêm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ phận khác nhau và được tính là nhân sự thuộc bộ phận kiêm nhiệm nếu đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ chuyên môn và điều kiện theo quy định tại Nghị định 166/2024/NĐ-CP.
Trên đây là thông tin về “Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm là bao lâu? Điều kiện chung khi kinh doannh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được quy định như thế nào?”.