Có thể xem bảng giá chứng khoán ở đâu? Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như thế nào? Giao dịch chứng khoán được quy định như thế nào?
>> Sàn chứng khoán là gì? Chứng khoán là gì?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp về “Xem bảng giá chứng khoán ở đâu?”. Tuy nhiên, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Giải đáp vấn đề “Xem bảng giá chứng khoán ở đâu?” như sau:
Có thể xem bảng giá chứng khoán ở Bảng giá chứng khoán điện tử của 02 Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam là:
(i) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: HNX (https://hnx.vn/).
(ii) Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh: HOSE (https://www.hsx.vn/).
(iii) Bảng giá chứng khoán của các công ty chứng khoán.
Theo đó, dữ liệu của Bảng giá chứng khoán của các công ty chứng khoán được lấy từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Xem bảng giá chứng khoán (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phải đảm bảo theo quy định tại Điều 44 Luật Chứng khoán 2019. Cụ thể Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và Luật Doanh nghiệp 2020, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Lưu ý: Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Giao dịch chứng khoán được quy định tại Điều 50 Luật Chứng khoán 2019 với những nội dung sau đây:
1. Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, phương thức giao dịch thỏa thuận và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch không được giao dịch bên ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con tổ chức, trừ trường hợp giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc giao dịch khác không thể thực hiện được thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Việc tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch chứng khoán và các trường hợp giao dịch không mang tính chất mua bán, giao dịch chứng khoán không thể thực hiện được thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
5. Việc kết nối giao dịch chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo Điều 61 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc đăng ký chứng khoán như sau:
1. Chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải được đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Chứng khoán của tổ chức phát hành khác ủy quyền cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam làm đại lý chuyển nhượng được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Công ty đại chúng, tổ chức phát hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký thông tin về công ty đại chúng, tổ chức phát hành, chứng khoán của công ty đại chúng, tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán đối với các chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
5. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện lập danh sách, tính toán và phân bổ quyền cho người sở hữu chứng khoán theo tỷ lệ do công ty đại chúng, tổ chức phát hành thông báo. Chỉ những người có tên trên Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán lập tại ngày đăng ký cuối cùng theo thông báo của công ty đại chúng, tổ chức phát hành mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán mà mình sở hữu.
Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].