Có thể hiểu chứng khoán Techcom là gì? Pháp luật hiện hành về chứng khoán quy định gồm có những biện pháp bảo đảm an ninh và an toàn thị trường chứng khoán nào?
>> Sàn chứng khoán là gì? Chứng khoán là gì?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Chứng khoán Techcom là gì? Có những biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán nào?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.
Pháp luật hiện hành không có quy định giải đáp cụ thể về “Chứng khoán Techcom là gì?”, tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo:
Chứng khoán Techcom, hay còn gọi là Công ty Cổ phần Chứng khoán Techcom (Techcom Securities, viết tắt là TCBS). Techcom Securities (TCBS) được thành lập vào tháng 9/2008, là công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank. TCBS hiện là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất trên thị trường về vốn điều lệ, doanh thu và lợi nhuận. Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, nắm giữ hơn 40% thị phần tư vấn và hơn 80% thị phần môi giới tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). TCBS cung cấp nhiều dịch vụ tài chính và đầu tư, bao gồm:
(i) Môi giới chứng khoán: Hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
(ii) Tư vấn đầu tư: Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức về chiến lược đầu tư, phân tích thị trường và lựa chọn tài sản.
(iii) Quản lý quỹ: Quản lý các quỹ đầu tư, giúp khách hàng đầu tư vào các sản phẩm tài chính một cách hiệu quả.
(iv) Phát hành chứng khoán: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
(v) Dịch vụ ngân hàng đầu tư: Cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp, bao gồm tư vấn M&A, phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO), và các dịch vụ tài chính khác.
>> Quý khách hàng xem thêm: Sàn chứng khoán là gì? Chứng khoán là gì?
Toàn văn Luật Chứng khoán và VB hướng dẫn mới nhất 2024 |
Giải đáp: Chứng khoán Techcom là gì; Những biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Chứng khoán 2019 gồm 07 biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán dưới đây:
(i) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
(ii) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
(iii) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
(iv) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con.
(v) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(vi) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(vii) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Chứng khoán 2019 thì mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam. Theo đó, mệnh giá cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng được quy định như sau:
(i) Mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng: 10 nghìn đồng.
(ii) Mệnh giá trái phiếu chào bán ra công chúng: 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
(iii) Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng: 10 nghìn đồng.
Lưu ý, đối với trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.