Xe nghiên cứu phát triển là gì? Trường hợp nào được xem là xe nghiên cứu phát triển? Yêu cầu về kích thước và khối lượng xe nghiên cứu phát triển được quy định như thế nào?
>> Voice OTP là gì? Voice OTP cần đáp ứng những yêu cầu gì?
>> Được tái áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 52/2024/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), xe nghiên cứu phát triển là các loại xe được phân loại theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, chưa được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ để đánh giá về độ bền, khả năng thích nghi của xe đối với các yếu tố thời tiết, môi trường, điều kiện giao thông tại Việt Nam hoặc nhằm mục đích cải tiến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của sản phẩm.
Xe nghiên cứu phát triển phải là xe thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Được sản xuất, lắp ráp từ phụ tùng chưa qua sử dụng.
(ii) Được cải tiến, thay đổi từ xe chưa qua sử dụng và sử dụng phụ tùng chưa qua sử dụng để cải tiến, thay đổi.
(iii) Được cải tiến, thay đổi từ xe nghiên cứu phát triển đang trong quá trình chạy thử và sử dụng phụ tùng chưa qua sử dụng để cải tiến, thay đổi.
(iii) Đã được chạy thử trên đường tại nước ngoài.
(Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 52/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025)
Tóm lại, xe nghiên cứu phát triển là loại xe chưa được chứng nhận chất lượng nhưng cần tham gia giao thông để kiểm tra độ bền, khả năng thích nghi và cải tiến chất lượng theo quy định và xe phải thuộc các trường hợp nêu trên.
Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành với các loại xe |
Xe nghiên cứu phát triển là gì; Yêu cầu về kích thước và khối lượng xe nghiên cứu phát triển
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 52/2024/TT-BGTVT, kích thước và khối lượng của xe nghiên cứu phát triển được quy định như sau:
(i) Đối với xe ô tô: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2015/BGTVT)
(ii) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc (QCVN 11:2015/BGTVT).
(iii) Đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ.
(iv) Đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
(v) Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT).
(vi) Đối với xe máy chuyên dùng (trừ rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo):
- Kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao toàn bộ của xe lần lượt không được lớn hơn 12,2m; 2,5m; 4,0m.
- Khối lượng toàn bộ theo thiết kế và khối lượng toàn bộ theo thiết kế phân bố lên trục xe phải tuân thủ quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng (QCVN 13:2023/BGTVT) và không được vượt quá tải trọng của đường bộ.
(vii) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo:
- Kích thước chiều rộng, chiều cao toàn bộ của xe lần lượt không được lớn hơn 2,5m; 4,0m.
- Khối lượng toàn bộ theo thiết kế và khối lượng toàn bộ theo thiết kế phân bố lên trục xe phải tuân thủ quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng không được vượt quá tải trọng của đường bộ.