Công ty tôi có ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho bên khác thì có phải đăng ký hợp đồng này với cơ quan nhà nước không? – Tố Như (Hà Nội).
>> Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp năm 2023 được quy định thế nào?
>> Yêu cầu với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí năm 2023?
Tại Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019), hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
(i) Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019): hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Cụ thể, các quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký bao gồm:
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc việc đăng ký) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký (các loại quyền sở hữu công nghiệp như đã nêu tại Mục (i) bên trên), hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
(iii) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại Mục (ii) nêu trên (trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu) phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
(iv) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Toàn văn file word Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành |
Việc đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp năm 2023 được quy định thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 149 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
(i) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
(ii) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.
(iii) Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
(iv) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.
(v) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
(vi) Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 150 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 2 Điều 26 Nghị định 103/2006/NĐ-CP: trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể.
>> Xem hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại:
>> Đăng ký chuyển giao quyền sáng chế
>> Đăng ký chuyển giao kiểu dáng công nghiệp