Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng thì bị xử phạt ra sao? – Tấn Tài (Hà Nội).
>> Vi phạm về khởi công xây dựng công trình năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Vi phạm về đầu tư phát triển đô thị năm 2023 bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 18 và điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình bị phạt tiền với các mức như sau:
Hình vi |
Mức hình phạt |
|
Cá nhân |
Tổ chức |
|
(i) Nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định. (ii) Không gửi văn bản đến cơ quan chuyên môn về xây dựng đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định. |
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
(iii) Đưa bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định. |
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
(iv) Nghiệm thu khi khối lượng công việc chưa thực hiện hoặc khối lượng nghiệm thu lớn hơn khối lượng thực tế đã thực hiện đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP. (v) Công trình đã nghiệm thu nhưng không đảm bảo về chất lượng công trình. |
Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng |
Ngoài việc bị phạt tiền, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định đối với hành vi (ii) nêu tại Mục 1.1.
- Buộc trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu bộ phận công trình, hạng mục công trình đã đưa vào sử dụng với hành vi (iii) nêu tại Mục 1.1.
- Buộc tổ chức nghiệm thu lại theo thực tế thi công và buộc thu hồi số tiền đã nghiệm thu, thanh toán sai về tài khoản chủ đầu tư với hành vi (iv) nêu tại Mục 1.1.
- Buộc khắc phục chất lượng công trình theo đúng quy định với hành vi (v) nêu tại Mục 1.1.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Vi phạm về nghiệm thu công trình xây dựng năm 2023 bị xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Điều 123 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) quy định về nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
(i) Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết.
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
(ii) Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
(iii) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
(iv) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
- Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp nêu trên.
(v) Quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dựng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP.