Game nào chiến thắng giải Game of the Year 2024? Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo độ tuổi như thế nào? Người dưới 18 tuổi có được chơi game quá 60 phút/game không?
>> Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp cấp lại do mất áp dụng theo mẫu nào?
>> IoT là gì? Hiện nay có mấy loại dịch vụ Internet?
Sự kiện The Game Awards 2024 diễn ra ngày 13/12 vừa qua là chủ đề được nhiều game thủ quan tâm, đặc biệt là với các giải thưởng tại sự kiện.
Tại đây, ASTROBOT đã giành giải “Game of the Year”, vượt qua các tựa game khác trong hạng mục này bao gồm Balatro, Black Myth Wukong, Metaphor: ReFantazio, và Final Fantasy VII Rebirth.
Như vậy, tựa game chiến thắng Game of the Year là ASTROBOT.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
ASTROBOT chiến thắng Game of the Year
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo các độ tuổi như sau:
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 18 tuổi trở lên (ký hiệu là 18+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu thì có sử dụng hình ảnh vũ khí cận cảnh, nhân vật mô phỏng người thật.
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 16 tuổi trở lên (ký hiệu là 16+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, thì không có hình ảnh, hoạt động thể hiện tính chất bạo lực.
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 12 tuổi trở lên (ký hiệu là 12+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng thì chỉ sử dụng các nhân vật hoạt họa mô phỏng hoặc không mô phỏng người thật hoặc chỉ sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chiến đấu mà không có sự hiện diện của nhân vật mô phỏng người thật trong quá trình chơi, có sử dụng vũ khí dưới hình ảnh hoạt họa và hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu.
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi mọi lứa tuổi (ký hiệu 00+) là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 39 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, thời gian chơi game (trò chơi điện tử G1) của người dưới 18 tuổi được quy định như sau:
Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng khi có đủ các điều kiện sau đây:
…
e) Có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày (từ 00h00 đến 24h00) của người chơi dưới 18 tuổi không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, thời gian người chơi trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng dưới 18 tuổi như sau:
Cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cung cấp trò chơi G2, G3, G4 trên mạng khi đáp ứng các điều kiện sau:
…
e) Có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày (từ 00h00 đến 24h00) của người chơi dưới 18 tuổi không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp.
Như vậy, kể từ 25/12/2024, người chơi dưới 18 tuổi không được chơi quá 60 phút cho một trò chơi và không quá 180 phút một ngày cho tất cả các trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi mà doanh nghiệp cung cấp.