Ngành nào bán tín chỉ carbon nhiều nhất tại Việt Nam? Tổ chức và phát triển thị trường carbon được Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như thế nào? Bao gồm nội dung gì?
>> Baby Three là gì? Bán Baby Three giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Lâm nghiệp đang dẫn đầu trong việc nhận chứng nhận tín chỉ carbon với khối lượng giao dịch lớn nhất, đạt 10,3 triệu tín chỉ thông qua Ngân hàng Thế giới (World Bank). Xếp sau là các lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió và biogas.
Tại Việt Nam, hiện có 116 dự án đăng ký tín chỉ carbon, đang chờ xác thực hoặc đã được chứng nhận, theo dữ liệu từ hai tổ chức uy tín Gold Standard và Verra. Trong số đó, 40 dự án đã được chứng nhận với tổng số 10,7 triệu tín chỉ phát hành mỗi năm.
Ngành lâm nghiệp, với một dự án duy nhất, hiện là lĩnh vực tạo ra lượng tín chỉ carbon lớn nhất tại Việt Nam. Đây cũng là dự án quy mô lớn nhất cả nước, bán tổng cộng 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (tương đương 10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới. Với mức giá 5 USD mỗi tín chỉ, dự án đã thu về 51,5 triệu USD, tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng.
Lượng phát thải được giảm từ dự án này được tính cho giai đoạn từ tháng 2/2018 đến tháng 12/2019. Trung bình, mỗi năm dự án cung cấp gần 5,4 triệu tín chỉ carbon ra thị trường.
Việc lâm nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực tín chỉ carbon không chỉ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn mang lại nguồn tài chính đáng kể, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Ngành nào bán tín chỉ carbon nhiều nhất tại Việt Nam (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Luật An toàn thông tin mạng 2015, tổ chức và phát triển thị trường carbon bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật An toàn thông tin mạng 2015 được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường carbon trong nước.
(iii) Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan.
- Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật An toàn thông tin mạng 2015.
- Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.
(i) Cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường carbon trong nước.
(ii) Cơ sở phát thải khí nhà kính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hoặc không sử dụng hết hạn ngạch phát thải được phân bổ thì được bán lại cho đối tượng khác có nhu cầu thông qua thị trường carbon trong nước.
(iii) Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon trong nước.
(iv) Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia thị trường carbon trong nước thực hiện trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ carbon; thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(v) Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm.
(vi) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường carbon trong nước.
(vii) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng theo quy định tại khoản (ii) Mục 2.1 bài viết này; tổ chức vận hành thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới.
(viii) Chính phủ quy định chi tiết Điều 139 Luật An toàn thông tin mạng 2015, chi phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lộ trình, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.