Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu luật khi nào? Sở hữu di sản văn hóa được quy định như thế nào theo Luật Di sản văn hóa 2024 được Quốc hội thông qua 23/11/2024?
>> SAP là gì trong kinh doanh?
>> http là gì? Các đặc điểm chính của http gồm?
Ngày 23/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa 2024 được cấu trúc gồm 9 Chương, 95 Điều và bắt đầu có hiệu lực 01/07/2025.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu luật khi nào; Sở hữu di sản văn hóa được quy định như thế nào
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2024 về di sản văn hóa được xác lập thuộc sở hữu toàn dân?
- Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản tư liệu và hiện vật thuộc di tích; hiện vật, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và không thuộc quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2024.
- Hiện vật, di sản tư liệu thuộc bảo tàng công lập.
- Di sản văn hóa ở trong lòng đất, dưới nước thuộc đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa, vùng biển Việt Nam.
- Di sản văn hóa dưới nước có nguồn gốc Việt Nam nằm ngoài các vùng nước nội địa, vùng biển Việt Nam được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Di sản văn hóa do cơ quan, tổ chức, đơn vị công lập sưu tầm theo các phương thức quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Di sản văn hóa 2024 và khoản 2 Điều 58 Luật Di sản văn hóa 2024.
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do bảo tàng công lập sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, phát huy giá trị.
- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 khi được xác định là di sản văn hóa.
- Tài sản là di sản văn hóa do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; không có người nhận thừa kế và tài sản là di sản văn hóa khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân 2015 sự và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Di sản văn hóa phi vật thể không xác định được chủ thể sáng tạo và chủ sở hữu hoặc do cộng đồng, nhóm người, cá nhân sáng tạo, thực hành, trao truyền, nắm giữ và kế thừa chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2024 về những di sản được xác lập sở hữu riêng như sau:
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân sưu tầm, lưu giữ.
- Di vật, cổ vật do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
- Di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, di sản tư liệu thuộc di tích, di sản tư liệu do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân khởi lập, tạo dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.
- Bí quyết, kỹ năng thực hành di sản văn hóa phi vật thể do 01 cá nhân sáng tạo, kế thừa, nắm giữ, thực hành và trao truyền.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Di sản văn hóa được xác lập sở hữu chung được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2024 như sau:
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng sưu tầm, lưu giữ, trừ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do bảo tàng công lập sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, phát huy giá trị.
- Di vật, cổ vật do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
- Di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, di sản tư liệu thuộc di tích, di sản tư liệu do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng khởi lập, tạo dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.
- Di sản văn hóa phi vật thể, bí quyết, kỹ năng thực hành di sản văn hóa phi vật thể do cộng đồng, nhóm người sáng tạo, kế thừa, nắm giữ, thực hành và trao truyền.
- Trường hợp khác do luật quy định.