http là gì? Các đặc điểm chính của http gồm? Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
>> Mạng Lan là gì? Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng hiện nay?
>> Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự?
HTTP (HyperText Transfer Protocol) là một giao thức truyền tải siêu văn bản, được thiết kế để hỗ trợ việc truyền tải dữ liệu qua mạng Internet. Giao thức này đóng vai trò trung gian, giúp các trình duyệt web (client) và máy chủ web (server) giao tiếp với nhau. HTTP là nền tảng cơ bản cho hoạt động của các trang web và ứng dụng trên Internet, cho phép truyền tải các tài nguyên như tài liệu HTML, hình ảnh, video, và các tệp tin khác từ máy chủ đến trình duyệt hoặc các thiết bị đầu cuối.
Giao thức không trạng thái (Stateless): Mỗi yêu cầu và phản hồi giữa client và server là độc lập, không lưu trạng thái trước đó. Điều này giúp HTTP hoạt động nhanh hơn nhưng yêu cầu các cơ chế khác (như cookie hoặc session) để duy trì trạng thái.
(i) Hoạt động theo mô hình Client-Server:
- Client: Trình duyệt web hoặc ứng dụng gửi yêu cầu (request).
- Server: Máy chủ web nhận yêu cầu, xử lý và trả về phản hồi (response).
(ii) Cấu trúc yêu cầu và phản hồi:
- Request: Chứa thông tin như phương thức (GET, POST, PUT, DELETE...), URL, và các header (tiêu đề) hoặc dữ liệu.
- Response: Gồm mã trạng thái (status code), các header, và nội dung trả về (HTML, JSON, XML, v.v.).
(iii) HTTP phiên bản chính:
- HTTP/1.0: Phiên bản đầu tiên, hỗ trợ truyền tải dữ liệu cơ bản.
- HTTP/1.1: Bổ sung các tính năng như giữ kết nối (persistent connection) và nén dữ liệu.
- HTTP/2: Nhanh hơn, hỗ trợ truyền tải song song, nén header.
- HTTP/3: Sử dụng giao thức QUIC để tăng tốc độ và bảo mật.
Nhuw vậy, thắc mắc “http là gì?” đã được giải đáp cụ thể như trên.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
http là gì; Các đặc điểm chính của http gồm (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật An toàn thông tin mạng 2015, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:
(i) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
(ii) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
- Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm.
- Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
- Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
(iii) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(iv) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.