Hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ may đồ sẽ chịu thuế TNCN và GTGT bao nhiêu? Cơ sở kinh doanh mà có nhiều hoạt động kinh doanh chịu thuế suất VAT khác nhau thì khai thuế ra sao?
>> Bị phạt tiền do vi phạm hành chính có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
>> Hộ kinh doanh mở quán bi-a sẽ chịu thuế GTGT và TNCN ra sao năm 2025?
Căn cứ phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ may đồ năm 2025 sẽ đóng thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2%.
Tuy nhiên, mức thuế trên áp dụng nếu hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ may đồ có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên; nếu 100 triệu đồng trở xuống thì không cần phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. (Căn cứ khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC)
Lưu ý: Doanh thu chịu thuế GTGT trên vào năm 2026 sẽ có sự thay đổi. Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025), kể từ 01/01/2026 hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh có doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không chịu thuế GTGT.
![]() |
Tổng hợp các chính sách thuế mới 2025 chi tiết |
Thuế GTGT và TNCN của hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ may đồ
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15, có quy định rằng sẽ chính thức xóa bỏ phương pháp khoán thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ 01/01/2026.
- Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể nộp thuế theo 03 phương pháp: phương pháp kê khai, phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh và phương pháp khoán.
- Ngoài ra, kể từ 01/6/2025 nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc những trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền thì phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Cụ thể là: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (bao gồm: trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí dưới đây:
(i) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên.
(ii) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có sử dụng máy tính tiền.
(iii) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP)).
Như vậy, từ ngày 01/01/2026 – thời điểm xóa bỏ phương thức thuế khoán - hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế theo phương pháp kê khai, khai thuế theo từng lần phát sinh hoặc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tùy thuộc vào quy định và loại hình kinh doanh.
Xem thêm: > > Cơ sở kinh doanh nhiều mức thuế suất VAT phải khai thuế như thế nào?