Pháp luật hiện hành quy định trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
>> JD là gì? 05 yêu cầu của nhà tuyển dụng vi phạm pháp luật thường thấy nhất?
>> Phụ lục hợp đồng lao động thể hiện những nội dung nào? Có mấy loại phụ lục hợp đồng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
…
Theo đó, trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau đây:
Tiền trợ cấp thôi việc |
= |
Tiền lương |
x |
Thời gian làm việc |
2 |
Trong đó:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
(Khoản 2 và khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019)
Bộ luật Lao động và toàn bộ Nghị định, Thông tư hướng dẫn [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Toàn bộ biểu mẫu giải quyết hưởng BHXH 2024 |
Tính trợ cấp thôi việc (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được trả trợ cấp thôi việc.
Theo đó, công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể trường hợp công ty phải trả trợ cấp thôi việc bao gồm:
(i) Chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
(ii) Chấm dứt hợp đồng lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
(iii) Chấm dứt hợp đồng lao động hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
(iv) Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
(v) Chấm dứt hợp đồng lao động khi:
- Người lao động chết.
- Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
(vi) Chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty là:
- Cá nhân chết.
- Cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Công ty không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
(vii) Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
(viii) Chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
(Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019)