Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông như thế nào? Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bao gồm những gì?
>> Giá bán lẻ điện là gì? Giá bán lẻ điện được quy định như thế nào từ ngày 01/02/2025?
>> Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông bao gồm:
(i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định.
(ii) Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch.
- Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch.
- Tài liệu khác (nếu có).
Nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông gồm:
(i) Sự phù hợp với các căn cứ pháp lý.
(ii) Sự phù hợp, tính khoa học, độ tin cậy của nội dung và phương pháp lập quy hoạch.
(iii) Sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch với dự toán chi phí và nguồn vốn để lập quy hoạch.
(iv) Tính khả thi của kế hoạch lập quy hoạch.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
- Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch phải thể hiện các nội dung theo quy định tại Mục 1.2 bài viết này.
- Kể từ ngày kết thúc thẩm định, Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định phải gửi Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch.
(iii) Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng.
- Các thành viên của Hội đồng: đại diện các cơ quan chuyên môn về giao thông, xây dựng, thông tin và truyền thông, cơ quan công an, quân sự địa phương và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Ủy viên phản biện.
(iv) Phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch được tiến hành khi có mặt ít nhất 50% số thành viên hội đồng thẩm định, trong đó có Chủ tịch Hội đồng.
(v) Cơ chế ra quyết định của hội đồng thẩm định
- Hội đồng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch làm việc theo hình thức tập thể, thực hiện quá trình thảo luận một cách công khai và quyết định bằng cách sử dụng phiếu biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
- Nhiệm vụ lập quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi có trên 50% tổng số thành viên hội đồng thẩm định đồng ý thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa.
(vi) Biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
- Biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của các thành viên hội đồng và kết luận của Chủ tịch hội đồng.
- Kể từ ngày nhận được biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông bao gồm:
(i) Căn cứ lập quy hoạch.
(ii) Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch.
(iii) Phạm vi, đối tượng, thời kỳ quy hoạch.
(iv) Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch.
(v) Dự báo nhu cầu phát triển trong kỳ quy hoạch.
(vi) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch.
(vii) Yêu cầu về sản phẩm quy hoạch (thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ).
(viii) Thời hạn lập quy hoạch, kế hoạch lập quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
(ix) Dự toán chi phí lập quy hoạch.