PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi đang giữ chức vụ Giám đốc trong doanh nghiệp X. Cho hỏi sắp tới công ty tôi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thì cần tối thiểu bao nhiêu người tham dự thì đúng với quy định pháp luật? Mong được hỗ trợ
>> Đi làm vào ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần, NLĐ hưởng lương bao nhiêu?
>> Người lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Bên phía người sử dụng lao động
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, NSDLĐ quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Bên phía người lao động
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
- Ít nhất 03 người, nếu NSDLĐ sử dụng dưới 50 NLĐ;
- Ít nhất từ 04 - 08 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 50 đến dưới 150 NLĐ;
- Ít nhất từ 09 - 13 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 150 đến dưới 300 NLĐ;
- Ít nhất từ 14 - 18 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 300 đến dưới 500 NLĐ;
- Ít nhất từ 19 - 23 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 NLĐ;
- Ít nhất 24 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên.
Lưu ý: Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên NLĐ quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!