Tin nhắn quảng cáo qua SMS phải được gắn nhãn như thế nào? Nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo được quy định như thế nào? Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh bao gồm những tài liệu nào?
>> F và B là gì? Vai trò của F và B như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, yêu cầu về gắn nhãn tin nhắn quảng cáo được quy định như sau:
(i) Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.
(ii) Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.
(iii) Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].
Như vậy, mọi tin nhắn quảng cáo đều phải được gắn nhắn dạng [QC] hoặc [AD] ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Tin nhắn qua SMS phải được gắn nhãn như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo được quy định như sau:
(i) Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
(ii) Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất.
(iii) Trường hợp người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
(iv) Phải chấm dứt việc gửi đến người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người sử dụng.
(v) Mỗi người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người sử dụng.
(vi) Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người sử dụng.
(vii) Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
(viii) Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký cấp tên định danh bao gồm:
(i) Đối với tổ chức
- Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực.
- Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
- Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
(ii) Đối với cá nhân
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
- Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
|