F và B là gì? Vai trò của F và B như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm được quy định như thế nào? Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
>> ROAS là gì? Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nào cấm quảng cáo?
>> Được gửi bao nhiêu email quảng cáo trong 1 ngày?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào về định nghĩa F và B là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định sau để tìm hiểu F và B là gì:
F và B là viết tắt của Food and Beverage, ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Ngành này bao gồm các hoạt động như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh, quán rượu, cửa hàng ăn uống, sản xuất thực phẩm, kinh doanh ăn uống và dịch vụ vận chuyển thực phẩm.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
F và B là gì; Vai trò của F và B như thế nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
- F và B phục vụ nhu cầu ăn uống: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu nhất , nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và sức khỏe. Việc cung cấp thực phẩm và đồ uống giúp tái tạo năng lượng, cho phép con người làm việc, học tập và sáng tạo mỗi ngày. Đây là nền tảng để đáp ứng các nhu cầu cao hơn trong cuộc sống.
- Tạo ra việc làm cho người lao động: Đây là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao, mang đến cơ hội việc làm cho nhiều độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn. Ngành này góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động lớn.
- Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp: Nhiều lĩnh vực kinh doanh tốn kém chi phí để lan tỏa thương hiệu, nhưng ngành F và B lại tiết kiệm đáng kể nhờ sức lan tỏa từ chính thực khách, đây được xem là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh F và B.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật An toàn thực thẩm 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng thực phẩm như sau:
- Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm như sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu trữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
- Kịp thời thông báo khi phát hiện nguy cơ mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm đến Ủy ban nhân dân địa phương, cơ sở y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.
3. Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.