ROAS là gì? Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nào cấm quảng cáo? Hiện nay quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện nào?
>> Được gửi bao nhiêu email quảng cáo trong 1 ngày?
>> EDI là gì? Vai trò của EDI trong hoạt động của doanh nghiệp?
ROAS (Return On Ad Spend) là một chỉ số tài chính quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, giúp đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
Đây là một trong những chỉ số gần như luôn xuất hiện trong những công cụ quảng cáo kỹ thuật số hiện nay, nơi mà doanh nghiệp trả tiền để có được khách hàng. ROAS đảm nhận nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm và tính toán được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đẻ có hướng tối ưu.
Lưu ý: Nội dung “ROAS là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 72 Luật số 42/2024/QH15), các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm:
(i) Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(ii) Thuốc lá.
(iii) Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
(iv) Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
(v) Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
(vi) Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
(vii) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các loại sản phẩm, hàng hoá có tính chất kích động bạo lực
(ix) Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
ROAS là gì; Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nào cấm quảng cáo? (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, quy định điều kiện quảng cáo như sau:
(i) Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(ii) Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
(iii) Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
(iv) Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.
- Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản (iv) Mục 1.2 phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước.
Đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành.
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn.
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp.
- Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu.
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.