EDI là gì? Vai trò của EDI trong hoạt động của doanh nghiệp? Có những biện pháp nào để bảo vệ dữ liệu? Chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới được quy định như thế nào?
>> Danh sách không quảng cáo - DoNotCall là gì? Cú pháp đăng ký Danh sách không quảng cáo là gì?
>> BEP là gì? Công thức tính BEP là gì?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào về EDI là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau về EDI là gì?
EDI (Electronic Data Interchange) là quá trình trao đổi thông tin kinh doanh giữa các doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử, sử dụng định dạng chuẩn hóa. Thay vì truyền tải dữ liệu qua các phương pháp truyền thống, EDI cho phép chuyển thông tin trực tiếp từ hệ thống máy tính này sang hệ thống máy tính khác. Hầu hết các loại tài liệu kinh doanh và dữ liệu điện tử đều có thể được trao đổi qua EDI, trong đó phổ biến nhất là hóa đơn và đơn đặt hàng.
EDI là một công nghệ quan trọng trong việc trao đổi thông tin kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các tổ chức trong việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu suất hoạt động cụ thể:
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng EDI giúp doanh nghiệp giảm chi phí giấy tờ, in ấn, lưu trữ, bưu chính và xử lý dữ liệu thủ công, đồng thời tránh lãng phí thời gian nhập liệu nhiều lần.
- Xử lý nhanh và chính xác: EDI tăng tốc giao dịch, loại bỏ thời gian chờ bưu chính và giảm sai sót do nhập liệu thủ công. Hệ thống còn hỗ trợ theo dõi đơn hàng, nâng cao quan hệ với đối tác và khách hàng.
- Kết nối doanh nghiệp toàn cầu: EDI hỗ trợ thương mại điện tử bằng cách xử lý tự động các tài liệu như hóa đơn, đơn đặt hàng, báo giá và vận chuyển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp khác.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
EDI là gì; Vai trò của EDI trong hoạt động của doanh nghiệp (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Luật Dữ liệu 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2024) quy định về các biện pháp bảo vệ dữ liệu bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy định bảo vệ dữ liệu.
- Quản lý hoạt động xử lý dữ liệu.
- Xây dựng và triển khai các giải pháp kỹ thuật.
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, quản lý nguồn nhân lực.
- Các biện pháp bảo vệ dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Dữ liệu 2024 quy định về chuyển, xử lí dữ liệu xuyên biên giới cụ thể như sau:
(i) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền tự do chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam, xử lý dữ liệu của nước ngoài tại Việt Nam và được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
(ii) Chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới đối với dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng bao gồm:
- Chuyển dữ liệu đang lưu trữ tại Việt Nam tới hệ thống lưu trữ dữ liệu đặt ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển dữ liệu cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng nền tảng ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu.
(iii) Việc chuyển, xử lý dữ liệu quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này phải đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu theo quy định của pháp luật nước Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.