Thương mại điện tử là gì? Hoạt động thương mại điện tử đang được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật nào? Các hành vi nào về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị cấm?
>> Dịch vụ thương mại điện tử là gì? Website dịch vụ thương mại điện tử gồm những loại nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP), hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Nói một cách dễ hiểu, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh, mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ qua các nền tảng điện tử, đặc biệt là qua mạng Internet. Bao gồm các hoạt động như mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tuyến, thanh toán điện tử, và trao đổi dữ liệu trong quá trình kinh doanh.
Ví dụ thương mại điện tử:
- Các sàn giao dịch thương mại điện tử: Lazada, Shopee, Tiki tại Việt Nam, hoặc Amazon, eBay trên phạm vi quốc tế.
- Các cửa hàng trực tuyến của các thương hiệu: Các website của hãng như Zara, Nike, Samsung, nơi khách hàng có thể chọn và mua sắm trực tiếp.
- Dịch vụ đặt hàng thực phẩm qua ứng dụng: GrabFood, Baemin.
- Các dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số: Mua sách điện tử, các khóa học trực tuyến trên Udemy hoặc Coursera.
- Thanh toán và chuyển tiền trực tuyến: Ví dụ như sử dụng ví điện tử Momo, ZaloPay.
Một số khái niệm khác về thương mại điện tử:
- Website thương mại điện tử: Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Ví dụ: Website của Thế Giới Di Động.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử: Là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Ví dụ: Shopee, Lazada,..
- Dịch vụ thương mại điện tử: Là hoạt động thương mại điện tử theo đó thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
Lưu ý: Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không bao gồm các thương nhân, tổ chức chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ thiết kế website và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, điều hành hoặc điều phối các hoạt động trên website đó.
(Khoản 8, khoản 9, khoản 16 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP)
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Thương mại điện tử là gì?” các khái niệm có liên quan về thương mại điện tử và ví dụ minh họa.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
>> Tổng hợp các công việc pháp lý về website và thương mại điện tử TẠI ĐÂY (Mục 14)
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Thương mại điện tử là gì, văn bản pháp luật nào điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Hoạt động thương mại điện tử hiện nay đang được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật sau:
(ii) Luật Giao dịch điện tử 2023
(iii) Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
(iv) Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
(iv) Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.
(v) Thông tư 21/2018/TT-BCT Sửa đổi một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của bộ công thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của bộ công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
(vi) Thông tư 01/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Trong đó các hành vi về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị cấm bao gồm:
- Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
- Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
- Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép.
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP)