Sau khi cơ cấu lại nợ, nếu đáp ứng điều kiện để phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong thời gian thử thách thì có được thay đổi nhóm nợ không? – Trang Linh (Bến Tre).
>> Cách hiểu đúng về khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
>> Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, hiểu sao cho đúng?
Khoản nợ trước khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02 đang phân loại nợ nhóm 2 thì sau khi cơ cấu lại nợ theo Thông tư 02 được giữ nguyên nợ nhóm 2. Nếu sau khoảng thời gian thử thách, khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện theo Thông tư 11/2022/TT-NHNN để phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn thì có được phân loại thành nợ nhóm 1?
Căn cứ phần Trả lời Câu hỏi 9 của bản giải đáp kèm theo Công văn 6248/NHNN-TD ngày 09/8/2023 của Ngân hàng Nhà nước, câu hỏi trên được trả lời như sau:
Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định: “…các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Thông tư 02/2023/TT-NHNN không có quy định về thời gian thử thách và phân loại nhóm nợ sau thời gian thử thách đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Do vậy, việc phân loại nhóm nợ sau thời gian thử thách đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
Bản giải đáp kèm theo Công văn 6248/NHNN-TD |
Theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN việc phân loại nhóm nợ sau thời gian thử thách như thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, quy định về việc giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ được quy định như sau:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc và/hoặc lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (sau đây là khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
(ii) Khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại đoạn (i) Mục này còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iii) Trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại đoạn (i) Mục này quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iv) Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:
(i) Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
- Tổng hợp báo cáo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-NHNN và đoạn (1) khoản (iii) Mục này;
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
(ii) Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN theo chức năng, nhiệm vụ.
(iii) Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
(1) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổng hợp báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-NHNN và gửi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế để tổng hợp.
(2) Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN theo chức năng, nhiệm vụ.