Cho tôi hỏi lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán như thế nào? Làm cách nào đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán với hệ thống tài khoản kế toán? – Duy Mạnh (Hải Phòng).
>> Trách nhiệm của người nộp thuế năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Quyền của người nộp thuế năm 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Kế toán 2015, tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính quy định chi tiết về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán sau đây:
- Đơn vị kế toán có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước;
- Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước;
- Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước;
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp;
- Đơn vị kế toán khác.
Toàn văn hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 2023 |
Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 23 Luật Kế toán 2015, đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị mình.
Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi tiến hành đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC, việc đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến hành như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Lưu ý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng cách thức đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán tại Mục 3.1 nêu trên để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình (khoản 1 Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
>> Xem thêm các bài viết và công việc liên quan:
>> Chữ viết, chữ số và đơn vị tính sử dụng trong kế toán năm 2023 được quy định thế nào?
>> Quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thuế, kế toán năm 2023?