Đối với các chế độ về thuế, doanh nghiệp nhỏ và vừa có được hỗ trợ gì trong năm 2023 hay không? Nếu có thì được pháp luật quy định như thế nào? – Thái Luyện (Lâm Đồng).
>> Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng năm 2023?
>> Các nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, trong năm 2023 doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng đối với các doanh nghiệp khác.
Hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo 02 mức được quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:
- Mức thuế suất 20%: Áp dụng đối với tất cả các công ty (kế từ ngày 01/01/2016), trừ trường hợp công ty được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
- Mức thuế suất từ 32% đến 50%: Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Lưu ý: Công ty có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí phải gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
>> Xem thêm công việc: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thuế, kế toán năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối tượng áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ta thấy chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được quy định tại Điều 5 Thông tư 133/2016/TT-BTC cụ thể:
Điều 5. Đơn vị tiền tệ trong kế toán
"Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Như vậy, việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán được thực hiện theo Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
>> Xem thêm bài viết:
>> Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023?
>> Các nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023?
>> Quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thuế, kế toán năm 2023?