Cho tôi hỏi nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 362 (phải thu khác) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? – Phúc Thành (Hà Nội).
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 362 (phải thu khác) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
Tài khoản 362 (phải thu khác) dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu gồm: các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác, như:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý.
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường.
- Các khoản đã chi nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi.
- Các khoản chi hộ phải thu hồi.
- Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố.
- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 362 (phải thu khác) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 362 (phải thu khác) áp dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 05/2019/TT-BTC cụ thể như sau:
- Bên Nợ:
+ Giá trị các khoản tạm ứng.
+ Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết.
+ Giá trị tài sản mang đi cầm cố, thế chấp hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược.
+ Phải thu của cá nhân, tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay.
+ Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi.
+ Các khoản nợ phải thu khác.
- Bên Có:
+ Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
+ Giá trị tài sản cầm cố hoặc số tiền ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán.
+ Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.
+ Số tiền tạm ứng đã thu về.
- Số dư Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu.
Xem chi tiết tài khoản 359 (dự phòng rủi ro các khoản phải thu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô tại đây.
Theo Điều 28 Thông tư 03/2018/TT-NHNN, hình thức góp vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được góp bằng tiền là đồng Việt Nam đối với phần vốn góp của thành viên góp vốn, giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi theo quy định tại đoạn (ii) mục 3 này.
(ii) Giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi là chênh lệch giữa tài sản có và nợ phải trả của chương trình, dự án tài chính vi mô trên báo cáo kiểm toán độc lập trong thời hạn không quá 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và được cơ quan có thẩm quyền, tổ chức sở hữu vốn được giao, vốn được cấp có văn bản giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô.