Tài khoản 359 (dự phòng rủi ro các khoản phải thu) được áp dụng như thế nào đối với tổ chức tài chính vi mô ? – Uyên Nhi (Hà Nam).
>> Khác biệt giữa thuế trực thu với thuế gián thu năm 2023?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 359 (dự phòng rủi ro các khoản phải thu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản 359 (dự phòng rủi ro các khoản phải thu) dùng để phản ánh tình hình trích lập khoản dự phòng rủi ro cho các khoản phải thu của các tổ chức tài chính vi mô.
- Khi lập Báo cáo tài chính, các tổ chức tài chính vi mô xác định các khoản nợ phải thu khó đòi để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
- Tổ chức tài chính vi mô trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành.
- Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý.
+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 359 (dự phòng rủi ro các khoản phải thu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 359 (dự phòng rủi ro các khoản phải thu) áp dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 05/2019/TT-BTC cụ thể như sau:
- Bên Nợ:
+ Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro các khoản phải thu.
+ Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã trích lập theo quy định.
- Bên Có: Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí trong kỳ.
- Số dư Có: Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 03/2018/TT-NHNN, nợ, trích lập và sử dụng dựu phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô được quy định phân loại như sau:
Tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ quy định tại Thông tư 15/2010/TT-NHNN cho đến khi Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô.
Tại Điều 34 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định cụ thể địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
- Việc chuyển đổi mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
- Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.