Doanh nghiệp được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ đâu? Cụ thể quy định pháp luật về hoa hồng môi giới bảo hiểm như thế nào?
>> Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi, nguyên tắc phân chia thặng dư 2024 như thế nào?
>> Nguồn phí bảo hiểm bị thâm hụt, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe như thế nào?
Căn cứ Điều 55 Thông tư 67/2023/TT-BTC, quy định về hoa hồng môi giới bảo hiểm như sau:
(i) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm.
(ii) Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
(iii) Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
(iv) Hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với thông lệ quốc tế.
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất 2024 |
Quy định về hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Thông tư 67/2023/TT-BTC, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm. Thỏa thuận phải nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm, thời hạn thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Thông tư 67/2023/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thu phí bảo hiểm, trả tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm, việc ủy quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
(i) Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ thời hạn và phạm vi hoạt động được ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
(ii) Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thu phí bảo hiểm:
- Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thành khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
(iii) Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc trả tiền bồi thường:
- Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm trước người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng về số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm và không quá thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật.
(iv) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại các khoản (ii) và (iii) Mục này nếu các hoạt động được ủy quyền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thu xếp. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được nhận thù lao từ doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại các khoản (ii) và (iii) Mục này.