Công ty tôi vừa ra mắt sản phẩm mỹ phẩm mới nên muốn quảng cáo ra công chúng, vậy việc quảng cáo mỹ phẩm 2024 cần đáp ứng những điều kiện gì? – Hoàng Nam (Bình Dương).
>> Để được bảo lãnh phát hành chứng khoán 2024, công ty chứng khoán phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, theo đó, việc quảng cáo đối với mỹ phẩm trong năm 2024 cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Điều kiện khi quảng cáo mỹ phẩm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế cũng như đáp ứng các điều kiện về nội dung quảng cáo như sau:
(i) Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược.
- Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có).
(ii) Quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
- Tên mỹ phẩm.
- Tính năng, công dụng của mỹ phẩm.
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
(iii) Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
(iv) Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng các nội dung như: Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
Theo đó, tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo được quy định như sau:
(i) Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
- Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.
- Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
(ii) Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
(Căn cứ Điều 18 Luật Quảng cáo 2012)
Điều 17. Phương tiện quảng cáo - Luật Quảng cáo 2012 1. Báo chí. 2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác. 3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác. 4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo. 5. Phương tiện giao thông. 6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao. 7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo. 8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo - Luật Quảng cáo 2012 1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. 2. Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. |