Trong năm 2024 kinh doanh vận tải có được sử dụng hợp đồng điện tử để giao kết với người thuê vận tải hay không? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Khôi Nguyên (Thái Nguyên).
>> Để được bảo lãnh phát hành chứng khoán 2024, công ty chứng khoán phải đáp ứng điều kiện gì?
>> Chứng khoán nợ là gì? Chứng khoán vốn là gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về việc thực hiện hợp đồng điện tử của đơn vị kinh doanh vận tải như sau:
Hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, pháp luật khác có liên quan.
- Có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vị kinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.
- Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 7 hoặc khoản 4 Điều 8 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Có trách nhiệm cung cấp các thông tin của hợp đồng điện tử cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.
- Sử dụng thiết bị để truy cập được giao diện phần mềm có thể hiện toàn bộ nội dung của hợp đồng điện tử.
- Khi ký kết hợp đồng điện tử với đơn vị kinh doanh vận tải phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh doanh vận tải năm 2024 được phép sử dụng hợp đồng điện tử để giao kết với người thuê vận tải nhưng các bên tham gia phải đảm bảo tuân thủ các quy định được nêu trên.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Kinh doanh vận tải năm 2024 được sử dụng hợp đồng điện tử để giao kết với người thuê vận tải
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định như sau:
(i) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
(ii) Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Các hình thức kinh doanh.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
(iii) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô – Nghị định 10/2020/NĐ-CP 1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. 2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét. b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. |