Có thể hiểu PR là gì? PR có phải là quảng cáo không? Pháp luật hiện hành quy định quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo gồm có những nội dung nào?
>> Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?
>> Các phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ hiện nay?
Để giải đáp "PR là gì?", quý khách hàng có thể tham khảo định nghĩa sau đây:
PR (viết đầy đủ là Public Relations hay Quan hệ công chúng) là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Marketing, dùng để chỉ các hoạt động truyền thông giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và cộng đồng. Đây là một chiến lược truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc sử dụng những người có sức ảnh hưởng như KOLs (Key Opinion Leaders) và Influencers, để xác nhận chất lượng, quảng bá và xử lý các vấn đề truyền thông liên quan.
Trên Facebook, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các thuật ngữ mở rộng của PR, chẳng hạn như PR hộ hoặc PR sản phẩm. Những thuật ngữ này đều mang ý nghĩa chung là quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ trên các nền tảng cá nhân, nhóm cộng đồng hoặc fanpage, nhằm tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ với một nhóm đối tượng cụ thể:
- PR hộ là hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông tin của một người có sức ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng nhất định, thường có thể thực hiện miễn phí.
- PR sản phẩm là hình thức PR thông qua việc sử dụng các kỹ thuật xây dựng nội dung, hình ảnh và bài viết nhằm truyền bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho cá nhân, tổ chức, hoặc chính bản thân người sở hữu.
Mặc dù cả PR và quảng cáo đều là những phương thức truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến công chúng, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt.
PR là thông tin được truyền tải bởi bên thứ ba về một tổ chức, không mang tính thương mại và thường hướng đến việc xây dựng hình ảnh, uy tín của tổ chức. Ngược lại, quảng cáo là thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, có mục tiêu thương mại rõ rệt. Chính vì vậy, PR thường được đánh giá cao về tính khách quan và độ tin cậy so với quảng cáo.
Về phương thức truyền tải, PR thường có tính nghiêm túc và chuẩn mực, trong khi quảng cáo lại rất đa dạng và linh hoạt, có thể mang tính hài hước hoặc nghiêm túc tùy vào mục đích và đối tượng mục tiêu. Mặc dù PR giúp lan tỏa thông tin rộng rãi và làm quen với nhiều người, nhưng quảng cáo thường tập trung vào việc xác định và tiếp cận đúng phân khúc khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, chi phí cho PR thường tiết kiệm hơn so với quảng cáo.
Nội dung chỉ mang mang tính chất tham khảo
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 09/12/2022] |
PR là gì; PR có phải là quảng cáo không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 13 Luật Quảng cáo 2012, quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo bao gồm:
(i) Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các quyền sau:
- Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
- Được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo.
- Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
(ii) Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
- Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo.
- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện.
- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
(iii) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.