Các phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ hiện nay? Định giá chuyển giao công nghệ khi một bên có vốn nhà nước thực hiện trên nguyên tắc nào?
>> GHP là gì? Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:
(i) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao.
(ii) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.
Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
(iii) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.
Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo.
(iv) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.
Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
(v) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế.
(vi) Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các khoản (i), (ii), (iii), (iv), (v) hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, quy định giá thanh toán chuyển giao công nghệ như sau:
Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
…
2. Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
(ii) Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
(iii) Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
(iv) Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
(v) Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có).
(vi) Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao.
(vii) Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
(viii) Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.